Thiếu hụt dinh dưỡng cho tôm và hậu quả khôn lường

Thiếu hụt dinh dưỡng cho tôm là một trong những nguyên nhân tác động mạnh đến khả năng đề kháng của tôm. Hiện nay, nhiều công ty sản xuất và kể cả người nuôi tôm rất chú trọng đến thức ăn công nghiệp với việc làm sao đạt lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu, mà không chú trọng để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đó là một số nguyên nhân làm xuất hiện một loại bệnh làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm.

Thiếu hụt dinh dưỡng cho tôm và hậu quả khôn lường

  1.  Bệnh cong thân

Là một bệnh liên quan đến do thiếu hụt dinh dưỡng cho tôm. Tôm bệnh nặng hơn khi sống trong môi trường bị bệnh. Nguyên nhân là do trong khẩu phần ăn hàng ngày thiếu một số chất như Natri, Canxi và Magiê.

Biểu hiện bệnh là khi bị sốc, tôm búng đuôi và cơ thể bị cong mà không duỗi ra được. Tôm bệnh nhẹ thì lưng bị gù nhưng vẫn có thể bơi lội được. Đối với tôm bệnh nặng, tôm thường nằm nghiêng một bên. Bệnh này làm tôm khó lột xác, bắt mồi khó khăn. Một số tôm có thể phục hồi nhưng  khả năng tăng trọng và sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh trở lại.

Phòng và trị bệnh:

Ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như photpho hữu cơ, canxi, vitamin, và các acid amin thiết yếu, nhất là trong giai đoạn tôm lột xác. Ngoài ra cần đảm bảo môi trường nuôi tôm luôn được sạch, độ pH ổn định khoảng 7,5 đến 7,8 trong suốt quá trình sinh trưởng. Không nuôi tôm với mật độ quá cao.

  1.      Bệnh mềm vỏ

Nguyên nhân do trong thức ăn nuôi tôm thiếu chất khoáng hoặc thiếu một số vitamin . Nhất là vitamin B để tôm có thể thúc đẩy quá trình hấp thu các chất khoáng. Cũng có thể do thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc cho ăn thiếu dinh dưỡng.

Biểu hiện: tôm bệnh mềm vỏ thường có màu xỉn, vỏ bị mềm mỏng và nhăn nheo. Rất dễ bị các sinh vật gây bệnh tấn công. Tôm yếu chậm lớn, dần dần kiệt sức và chết.

Phòng bệnh: nên bổ sung các loại sản phẩm dinh dưỡng cho tôm như hỗn hợp của photpho hữu cơ, cung cấp đủ các loại vitamin và axit amin thiết yếu để tăng cường quá trình trao đổi chất và hấp thu dưỡng chất giúp con tôm khỏe mạnh và mau lớn.

  1.   Bệnh thiếu vitamin

Chế độ ăn có bổ sung tất cả các vitamin cho thấy sự tăng trưởng tối đa. Thức ăn thiếu vitamin C là nguyên nhân dẫn đến bệnh chết đen. Khi đó màu sắc cơ thể tôm chuyển sang màu đen tối và làm giảm tỉ lệ sống của ấu trùng tôm.

Biểu hiện: Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn, sức đề kháng giảm, khả năng chịu sốc kém. Tôm dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.  Hậu quả là tôm sinh trưởng chậm, chết rải rác từ 1 đến 5% hàng ngày. Tỉ lệ hao hụt rất cao khoảng 80 đến 90%.

Để phòng tránh bệnh chết đen và tăng sức đề kháng của tôm cần bổ sung 2000 đến 3000 mg (loại acid ascorbic)/ kg thức ăn cơ bản hoặc dùng 157 mg (loại acid ascorbic – 2 sulphate)/ kg thức ăn và 40 mg (loại acid ascorbic -2 monophosphate)/ kg thức ăn.

  1. Hội chứng thiếu hụt sắc tố

Hội chứng thiếu hụt sắc tố còn được gọi là tôm màu nhạt, bệnh tôm xanh hoặc hội chứng vỏ xanh.

Nên bổ sung tảo Spirulina sp với tỉ lệ 30 g/kg vào chế độ ăn ngay sau khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng. Cách này cũng cải thiện đáng kể tình trạng bệnh và thiếu hụt dinh dưỡng cho tôm. Đồng thời tăng sắc tố đỏ trong cơ thể tôm cũng như chất lượng trứng và chất lượng ấu trùng.

Vì vậy, khi nuôi tôm người nuôi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lí cho tôm. Đó cũng là một cách làm tăng sức đề kháng cho tôm và giúp tôm tránh được một số bệnh đáng kể.

Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất