Cách phát hiện nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm nhanh nhất
Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm là điều mà các hộ nuôi luôn quan tâm. Xác định được nguyên nhân cũng chính là tìm được gốc mà trị. Các tỉnh Miền Tây Nam Bộ được xem là “thủ phủ” của nghề nuôi trồng thủy hải sản. Nơi đây có sản lượng nuôi trồng lớn nhất cả nưoowsc. Ước tính với sản lượng trong tháng 11/2017 đạt khoảng 345.000 tấn. Sản lượng này tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 11 đạt 3,518 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, hiện nay cũng tương tự như những vùng nuôi trồng thủy hải sản khác, tôm đang bị hoành hành bởi bệnh đốm trắng. Vậy đâu được xem là nguyên chính của bệnh này?
Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm được phát hiện từ khi nào
Bệnh đốm trắng được thông báo đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1989. Trong những năm này tỷ lệ các đầm nuôi tôm sú có tỷ lệ chết rất cao. Ở Thái lan các trại tôm ở vùng Samut Sakhorn năm 1989 đã có báo cáo bệnh đỏ thân ở tôm sú. Năm 1992 – 1993 ở Thái Lan, tôm nuôi đã bị bệnh đầu vàng và đốm trắng thiệt hại hơn 40 triệu đôla. Năm 1993 Nhật Bản nhập tôm của Trung Quốc về nuôi đã xuất hiện bệnh đốm trắng. Năm 1994 đã có các báo cáo từ ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Thái Lan đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh đốm trắng. Và hiện tại ở Việt Nam bệnh đốm trắng ở tôm cũng ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Tác nhân gây nên hội chứng bệnh đốm trắng ở tôm gồm nhiều loại
Cụ thể là do tác nhân vô sinh chính là khởi nguồn chính hình thành nên bệnh. Điều kiện môi trường không tốt gây ảnh hưởng mạnh. Các tác nhân hữu sinh khác như vi khuẩn hoặc virus bất lợi… có điều kiện phát triển à gây bệnh.
Bệnh do môi trường
Do khâu cải tạo môi trường nuôi dùng lượng vôi lớn làm pH trong nước cao và kéo dài. Nồng độ pH sáng thường nằm trong khoảng 8,3 – 8,7 và khi đó độ cứng (Ca2+ và Mg2+) của nước cao. Vì thế tôm sẽ hấp thụ quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện những đốm trắng trên vỏ tôm.
Bệnh đốm trắng ở tôm thường xảy ra khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều. Đặc biệt là khi môi trường nước nuôi bị ô nhiễm. Mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài thông qua nguồn nước này.
Khi gặp thời tiết thay đổi, nhất là khi nhiệt độ giảm xuống sẽ tạo điều kiện bệnh dịch bùng phát. Các loại virus, vi khuẩn sinh tấn công nhanh làm cho bệnh đốm trắng ở tôm bùng phát nhanh chóng thành dịch bệnh. Cùng với thói quen nuôi không đúng kỹ thuật sẽ là điều kiện lý tưởng cho dịch bệnh đốm trắng ở tôm bùng phát.
Bệnh do vi khuẩn
Hội chứng đốm trắng do vi khuẩn gây ra (Bacteria White Spot Syndrome – BWSS) có thể do vi khuẩn thuộc họ Bacillacae. Ngoài ra,Vibrio Cholerae được coi là nguyên nhân cơ hội tấn công tôm nuôi. Tại các ao có pH và độ kiềm cao, chúng sẽ có môi trường thuận lợi để tấn công hơn.
Khi bệnh, tôm lột vỏ chậm lại, chậm lớn và chết rải rác. Hầu hết tôm bị đóng rong, mang bẩn. Xuất hiện các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể. Khi soi mẫu tươi dưới kính hiển vi, các đốm trắng sẽ có dạng lan tỏa hình địa y, ở giữa rỗng. Bệnh đốm trắng ở tôm sẽ xuất hiện với đốm trắng do virus và khác virut đốm đen (melanin) ở giữa.
Bệnh đốm trắng ở tôm do virus
Trong các nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm thì Virus là tác nhân nguy hiểm nhất, gây ra thiệt hại nặng nề nhất cho bà con nuôi tôm. Theo các nhà khoa học bệnh này do một loại virus có tên Baculovirus (WSSV) gây nên, theo hội nghị virus học quốc tế lần thứ 12 (2002). Các nhà khoa học đã phân loại virus gây bệnh đốm trắng. Đó là một giống Whisspovirus thuộc họ mới Nimaviridae.
WSSV có thể tồn tại trong nước mặn 5-40‰, pH 4-10, nhiệt độ 0-800C và có độc lực cực mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau. Thông thường chúng tấn công các mô tế bào biểu bì trên da. Bệnh gây chết trên tất cả các giai đoạn phát triển, từ ấu trùng tôm giống hoặc cả tôm trưởng thành.
Theo khảo sát thí nghiệm về nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm thì WSSV bị bất hoạt bởi Natri hypochlorit (nước javel). Cụ thể là ở nồng độ 1ppm trong 10 phút và Poliivodon-iodine (I-ốt) ở 2,5ppm trong 10 phút. Ngoài ra virus cũng mất khả năng gây bệnh trong 60 phút dưới tia UV 9×105mws/cm2. Virut sẽ bị bất hoạt ở nồng độ Ozone 0.5mg/ml ở 250C. Hòa virus mật độ cao vào nước mặn tinh khiết vẫn gây bệnh trong 120 ngày ở độ mặn 25‰ và hơn 120 ngày ở độ mặn 4‰. Nếu mật độ virus thấp thì duy trì khả năng gây bệnh 7-10 ngày ở độ mặn tương ứng.
Vậy con đường chính nào là nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm khiến bệnh dịch lây lan
Câu trả lời là bệnh ở tôm có thể lây nhiễm theo con đường là trục ngang và trục dọc.
Bệnh đốm trắng lây truyền qua trục ngang
Bệnh đốm trắng lây truyền qua đường nằm ngang là chính. Virus lây từ các giáp xác khác (tôm cua, chân chèo) nhiễm bệnh đốm trắng. Các loại virut này có thể đến từ môi trường bên ngoài ao hoặc ngay trong ao nuôi tôm.
Tập tính loài tôm có sự ăn thịt cùng đồng loại. Chúng sẽ ăn những con có sức khoẻ yếu hoặc chết bị nhiễm bệnh đốm trắng. Các con tôm khoẻ sẽ ăn chúng dẫn đến lây lan dịch bệnh diện rộng ra toàn ao nuôi. Nguồn bệnh còn do các con chim di chuyển và mang theo các mẩu thừa rơi vào ao nuôi. Các con chim này cũng là nguyên nhân truyền bệnh trung gian.
Trong môi trường nước, virut còn có thể lây trực tiếp qua các tế bào biểu mô che phủ trên mang tôm. Con bị nhiễm lây sang con chưa bị nhiễm khi nuôi chúng trong cùng ao.
Bệnh đốm trắng ở tôm lây truyền theo chiều dọc
Bệnh có thể lây truyền theo chiều dọc tức là virus đốm trắng (WSSV) từ bố mẹ truyền sang tôm con. Thực tế bệnh tôm đốm trắng không có khả năng lây truyền qua đường thẳng đứng. Vì các noãn bào (trứng) khi phát hiện chúng nhiễm virus đốm trắng thì chúng không chín (thành thục) được.
Trong quá trình đẻ trứng, tôm mẹ có thể thải ra các virus đốm trắng từ trong buồng trứng. Do đó ấu trùng tôm dễ dàng nhiễm virus ngay từ giai đoạn sớm. Bệnh tôm đốm trắng có thể nhiễm ở tất cả các giai đoạn của tôm. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm với tần suất cao nhất là từ giai đoạn 45-80 ngày nuôi.
Phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm sẽ hỗ trợ hộ nuôi tìm ra cách trị bệnh hiệu quả.