Nguyên nhân bệnh đen mang tôm
Hiện nay, tôm là thủy sản được nuôi nhiều nhất bởi doanh thu đem lại rất cao, nhưng nuôi tôm lại không hề dễ dàng, bởi tôm rất dễ mang bệnh, là thủy sản do đó mầm bệnh dưới nước rất phổ biến, có rất nhiều vi khuẩn có thể gây nên các bệnh ở tôm, có thể khiến tôm chết hàng loạt, khiến người dân đau đầu vì mất doanh thu và cực khổ trong khâu chăm sóc cũng như xử lý nếu có dịch bệnh xảy ra.
Trong các bệnh tôm hay mắc phải thì bệnh đen mang là dễ phát hiện và lan rộng ra trong ao tôm nhất, đặc biệt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nuôi hàng loạt với các ao hồ chen chúc sẽ rất dễ gây nên dịch, làm mất sản lượng cũng như doanh thu cho toàn khu vực.
Xem thêm: Bệnh đen mang ở tôm có nguy hiểm không
Vậy bệnh đen mang tôm là gì? Và nguyên nhân dẫn đến bệnh đen mang tôm xuất phát từ đâu?
Bệnh đen mang là loại bệnh khiến tôm:
- Mang tôm và các vùng mô nối mang chuyển màu nâu đen hoặc đen. Mang tôm khi mới bắt đầu có triệu chứng sẽ có màu vàng, sau đó theo thời gian màu sẽ sậm lại dần cho đến khi đen hẳn.
- Tôm nổi đầu, tấp mé, bơi lờ đờ trên mặt nước do thiếu oxy. Lưu ý: Với tôm thẻ chân trắng khi chết thường không tấp mé, mà chìm hẳn xuống đáy ao cho nên cần thường xuyên kiểm tra đáy ao để phát hiện bệnh.
- Khi tôm bị bệnh đen mang sẽ làm mất đi khả năng trao đổi oxy, bài tiết khí độc làm tôm chậm hoặc bỏ ăn, dẫn đến tôm chậm lớn suy yếu dần, nguy hiểm hơn có thể gây chết hàng loạt chỉ trong ít ngày sau khi phát hiện bệnh.
- Nếu bệnh đen mang do nhiễm khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng: mang tôm sẽ bị phá hủy nặng nề.
Nguyên nhân gây bệnh đen mang tôm:
- Thả nuôi với mật độ dày, dư thừa thức ăn, xác tảo,… tích tụ dần dưới đáy ao tạo ra một lượng lớn bùn bã hữu cơ có thể bám vào mang tôm trong quá trình di chuyển và hô hấp của tôm.
- Trong quá trình bị đóng rong hay chất thải bám vào mang, tôm còn chịu tác động của các khí độc như NH3, H2S…gây suy yếu sức đề kháng.
- Khi bị giảm đề kháng các vi sinh vật, vi khuẩn phát triển phá hủy mang tôm khiến mang tôm bị đen.
- Tôm bị nhiễm nấm như: Fusarium solani, Aspergillus,…
- Ngoài ra, độc lực của các kim loại nặng, các hóa chất sử dụng trong nuôi tôm như thuốc tím cũng gây ra bệnh đen mang.
=> Với bệnh lý đen mang ở tôm, người dân cần có các phương thuốc phù hợp để điều trị dứt điểm, việc bổ sung YUCCA, Khoáng tạt dạng bột hay Khoáng tạt dạng lỏng để cung cấp sức đề kháng cho tôm, giúp tôm khỏe mạnh, chống lại các vi khuẩn và các bệnh.
Bác sĩ nhà nông tự hào là nhà cung cấp các thuốc thủy sản chất lượng nhất cho bà con bao gồm Khoáng tạt, men vi sinh và các dạng Vitamin C cần thiết trong điều trị bệnh đen mang tôm, giúp bà con có một mùa bội thu.
Xem thêm chi tiết về Bệnh đen mang ở bài viết : Nguyên nhân – dấu hiệu – cách phòng và trị bệnh đen mang ở tôm