Tôm bị tiêu chảy, lở loét điều trị như thế nào dứt điểm?
Tôm bị tiêu chảy, lở loét, gan thận có mủ đỏ, đỏ vòm miệng, xuất huyết.. khiến bà con đứng ngồi không yên, lo lắng vô cùng. Bài viết này Bác sĩ nhà nông sẽ đề cập và triển khai chi tiết cách điều trị bệnh tôm bị tiêu chảy. Những kiến thức hữu ích này bà con nên ghi chép lại trong sổ tay chăn nuôi của mình nhé!
Bệnh tiêu chảy trên tôm và những kiến thức bà con cần biết
Chắc hẳn các chứng bệnh về đường ruột trên tôm như: bị tiêu chảy, lở loét, gan thận có mủ đỏ, đỏ vòm miệng, xuất huyết… đã không còn quá xa lạ với bà con. Việc tìm hiểu kiến thức để phòng và điều trị ngay từ bây giờ là điều rất cần thiết cho những chủ hộ chăn nuôi tôm. Những triệu chứng này làm tôm bị tiêu chảy, khiến tôm chậm lớn hay thậm chí là chết sớm và việc thiệt hại lớn là điều tất yếu nếu bà con không tìm cách điều trị.
Đường ruột là bộ phận quan trọng nhất của tôm và chúng có cấu tạo rất đơn giản nên rất dễ mẫn cảm với các bênh đặc biệt là bệnh đường ruột. Có khá nhiều nguyên nhân khiến tôm mắc bệnh tiêu chảy, có thể do môi trường bị ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio phát tán nhanh và xâm nhập vào đường ruột gây hoại tử thành ruột.
Khi mắc bệnh tôm có khả năng cao sẽ bị teo gan, còi cọ, chậm lớn và rất dễ dạt vào bờ chết.
Điều trị tiêu chảy trên tôm bằng kháng sinh nào tốt nhất?
Tham khảo kiến thức chăn nuôi có thể bà con sẽ tìm thấy khá nhiều loại kháng sinh đặc trị tiêu chảy trên tôm. Tuy nhiên, khi nhắc đến kháng sinh Doxycycline thì hầu như ai cũng biết vì nó nổi bật nhất về công dụng và hiệu quả điều trị.
Kháng sinh Doxycycline HCL trị được các bệnh sau:
– Doxycyclin có hiệu quả đối với các tác nhân nhiễm khuẩn do Sraphylococcus spp, Streptococcus spp, E.coli,…
– Điều trị các triệu chứng da nhiễm mủ, viêm mủ, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn dạ dày, ruột,…
– Trong thủy sản điều trị các bệnh do vi khuẩn Edwardsiella, Pseudomonas, Aeromaonas, Streptococcus, Vibrio,… thể hiện qua các triệu chứng: lở loét, gan, thận có mủ, đốm đỏ, đốm trắng, đỏ vòm miệng, xuất huyết toàn thân. Đặc biệt trị gan thận mủ, xuất huyết.
=>> Vì thế nên sử dụng kháng sinh Doxycycline khi đàn tôm nuôi của bà con gặp các vấn đề về nhiễm khuẩn đường ruột là một sự lựa chọn chính xác.
Hướng dẫn liều dùng thuốc kháng sinh Doxycycline khi điều trị tôm bị tiêu chảy và các chứng lở loét, gan thận mủ, xuất huyết như sau:
+ Đối với trường hợp cần phòng bệnh: 110 – 120 g/tấn thức ăn.
+ Đối với trường hợp cần Trị bệnh: 220- 250 g/tấn thức ăn.
Cách dùng thuốc kháng sinh Doxycycline:
– Hòa tan thuốc kháng sinh vào cùng thức ăn theo liều lượng được cho bên trên.
– Thời điểm sử dụng kháng sinh tốt nhất là vào lúc 7-8 giờ sáng, vì lúc này nhiệt độ còn thấp, thời điểm này tôm cá ít bị sốc.
- Lưu ý: Trong quá trình dùng bất kỳ kháng sinh nào bà con cũng phải quan sát thật cẩn thận và kỹ càng các biểu hiện của tôm, cá. Thấy có biểu hiện bất thường thì phải có biện pháp can thiệp ngay, tránh tổn thất cá tôm chết hàng loạt trên diện rộng.
Bên cạnh đó yếu tố môi trường ao nuôi rất quan trọng, bà con cần quản lý ao nuôi thật tốt từ thức ăn cho đến môi trường ao, đảm bảo tạo môi trường sống sạch và nên áp dụng quy trình tôm sạch theo công nghệ sinh học để giảm rủi ro trong quá trình chăn nuôi.
Tìm mua kháng sinh điều trị tôm bị tiêu chảy, lở loét quý bà hãy liên hệ ngay đến Bác sĩ Nhà Nông cửa hàng tại 89 Ung Văn Khiêm, P.25, Bình Thạnh, HCM hoặc đặt mua hàng trực tuyến để được giao hàng tận nơi. Bác sĩ Nhà Nông hân hạnh phục vụ bà con trên mọi nẻo đường. Ngoài kháng sinh điều trị tôm bị tiêu chảy với kháng sinh đặc trị Doxycycline HCL, bà con còn tìm thấy rất nhiều loại kháng sinh – men vi sinh chất lượng tốt nhất tại Bác sĩ nhà nông.
Hy vọng với những kiến thức tham khảo trên đây bà con đã có thể yên tâm và bình tĩnh xử lý khi tôm bị tiêu chảy. Cùng Bác sĩ nhà nông cập nhật những kiến thức chăn nuôi hữu ích như thế này để đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh, tăng trưởng tốt và đạt năng suất cao nhất!