Bệnh đốm đỏ, thối vây, mòn đuôi nguyên nhân và cách điều trị
Chủ đề ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên nhân, biểu hiện gây bệnh và cách điều trị bệnh đốm đỏ, thối vây, mòn đuôi ở thủy sản. Bà con hãy cùng đón đọc để có thể chủ động xử lý tình huống càng sớm càng tốt nếu vật nuôi bị bệnh nhé!
Bệnh đốm đỏ, thối vây, mòn đuôi là bệnh gì?
Bệnh đốm đỏ, thối vây, mòn đuôi không còn quá xa lạ với bà con nuôi trồng thủy sản. Nếu không may để mắc bệnh bà con sẽ gặp vấn đề thiệt hại khá lớn trên đàn vật nuôi của mình đấy. Tác nhân gây bệnh đốm đỏ, thối vây và mòn đuôi thường là vi khuẩn Aeromonas spp là vi khuẩn Gam âm, dạng gậy, kích thước trung bình từ 0,5 – 0,8 x 3,0 – 4,0µm, vi khuẩn yếm khí tùy tiện di động do có lông.
Vi khuẩn này được lan truyền theo chiều ngang, lây nhiễm giữa cá bệnh sang cá khỏe thông qua tiếp xúc hoặc nguồn nước. Và vật nuôi nhiễm bệnh đốm đỏ, mòn đuôi thối vây này bao gồm hầu hết các loại thủy sản như: tôm, các, ếch, baba
Cơ quan đích bị tổn thương chính là: Da, cơ, và các cơ quan nội tạng.
Thông thường thì mùa vụ xuất hiện bệnh trên vật nuôi nhiều nhất là: Mùa Xuân và mùa Thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa.
Tỉ lệ gây chết khi mắc bệnh của vật nuôi: Thường từ 30-70%, riêng ở giai đoạn giống (ba ba, trê…) tỉ lệ chết có thể lên đến 100%.
Những dấu hiệu phát hiện bệnh trên vật nuôi bị đốm đỏ, thối vây, mòn đuôi
Để nhận biết bệnh trên vật nuôi của mình bà còn có thể chú ý đến những dấu hiệu bệnh sau đây:
– Hoại tử da và cơ: Đốm đỏ xuất huyết.
– Vây bị phá huỷ: Gốc vây xuất huyết, tia vây rách nát và cụt dần.
– Vẩy dựng (rộp) và bong ra, da xuất huyết.
– Xoang bụng sưng to, các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn (dịch hoá), ruột viêm và chứa đầy hơi.
Dấu hiệu bệnh ở cá
Dấu hiệu bệnh không giống nhau ở từng loài vật nuôi, và mức độ nhiễm bệnh cũng có thể nặng nhẹ tùy từng trường hợp.
Thường thì ở cá khi bị nhiễm bệnh cấp tính dấu hiệu đặc trưng bởi nhiễm trùng huyết gây tử vong nhanh chóng và chỉ có biểu hiện xuất huyết, đỏ da và có nhiều nhớt ở gốc vẩy và khoang bụng mà thôi.
Ở thể mãn tính bà con sẽ thấy cá có những biểu hiện sau:
– Dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt.
– Dấu hiệu bên ngoài: Da cá đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, có các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng.
– Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hôi thối
– Mắt lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.
Dấu hiệu bệnh ở Tôm
Trường hợp tôm bị bệnh thường có những dấu hiệu như:
– Kém ăn, mất sức, chậm lớn;
– Trên mình tôm xuất hiện nhiều đốm nâu to nhỏ khác nhau
– Các phần phụ của tôm bị ăn mòn/ cụt: đuôi, chân bụng, râu
Tìm kháng sinh đặc trị
Trong những trường hợp này, bà con nên nhanh chóng tìm mua kháng sinh đặc trị bệnh đốm đỏ, thối vây, mòn đuôi cho đàn vật nuôi của mình càng sớm càng tốt.
Bác sĩ nhà nông giới thiệu đến bà con loại kháng sinh CEFUROXIME đặc trị các trường hợp vật nuôi bị nhiễm khuẩn dẫn đến các tình trạng bị xuất huyết, đốm đỏ, thối vây và mon đuôi.
CEFUROXIME đặc trị cho các tình huống sau đây:
• Đặc trị gan thận mủ trên cá tra…
• Phòng và trị chứng nhiễm Streptococcus spp,…ở cá điêu hồng gây lồi mắt, nổ mắt, xuất huyết vây, mang…
• Dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, lở loét, đốm đỏ, thối vây, mòn đuôi,…
• Ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh về gan và đường ruột: gan thận mủ, sưng gan, hoại tử gan, xuất huyết nội tạng, viêm ruột,…
Liều dùng kháng sinh:
Trị bệnh:
• Cá thịt: sử dụng 1 kg / 35 – 40 tấn cá.
• Cá giống: sử dụng 1 kg / 15 – 20 tấn cá.
Phòng bệnh: Bằng ½ liều trị.
• Sử dụng liên tiếp trong 3 ngày. Trường hợp bệnh nặng có thể kéo dài tới 5 ngày.
Bà con nên liên hệ tìm hiểu và sử dụng kháng sinh kịp thời để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và lây lan trên diện rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn vật nuôi của mình.
Để xử lý bệnh đốm đỏ, thối vây, mòn đuôi bà con hãy liên hệ đến Bác sĩ nhà nông để được tư vấn loại kháng sinh tốt nhất nhé. Các loại kháng sinh tại Bác sĩ nhà nông đều rất đầy đủ