Bệnh phân trắng trên tôm nguyên nhân và cách điều trị

bệnh phân trắng trên tôm khiến bà con nhà nông chúng ta phải đối mặt với tình trạng tôm chết hàng loạt hoặc nhẹ hơn là năng suất giảm và chất lượng không như mong đợi. Cùng Bác sĩ nhà nông tìm hiểu về những nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục cho đàn tôm của mình qua nội dung bài viết sau đây. 

Bệnh phân trắng trên tôm – Căn bệnh thường gặp

Bệnh phân trắng trên tôm là căn bệnh phổ biến đối với người chăn nuôi tôm. Bệnh thường xuất hiện bắt đầu gặp từ thời điểm tôm nuôi được 40 ngày trở đi. Việc điều trị căn bệnh này gặp rất nhiều phiền toái và đôi khi không dễ dàng một chút nào.

+ Cơ chế gây bệnh phân trắng trên tôm

Tác nhân gây bệnh tấn công hệ thống gan tụy và đường ruột làm tổn thương và làm giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này dẫn đến tôm không hấp thụ được thức ăn.

Các tế bào epithelial trong ống gan tụy bị bong tróc sau đó tập trung lại tại phần nối giữa gan tụy, dạ dày và ruột giữa trước khi bị đẩy ra ngoài. Các nhóm vi khuẩn trong hệ thống gan tụy, đường ruột và phân tôm thuộc các nhóm Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus, Vibrio vulnificus, Vibrio cholera và Vibrio damselae cũng có nồng độ cao.

Bệnh phân trắng trên tôm nguyên nhân và cách điều trị 1
Bệnh phân trắng trên tôm là căn bệnh phổ biến

+ Triệu chứng của ao tôm bị bệnh

– Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang màu sậm hơn

– Gan tụy chuyển màu lợt, mềm nhũn; Ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng

– Tôm mềm vỏ

– Mang chuyển sang màu tối

– Xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió

+ Những tác nhân gây bệnh

Về nguyên nhân gây bệnh này có thể xác định trên khá nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về môi trường sống rất quan trọng. Theo phân tích của các chuyên gia, bệnh thường xảy ra khi nhiết độ kéo dài > 32oC, ôxy hòa tan < 3 ppm; Nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 ppm; Nồng độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/ml; Độ kiềm < 80 ppm và > 200 ppm.

Các tác nhân liên quan trực tiếp cũng không kém phần quan trọng đó chính là:

• Thức ăn ăn kém chất lượng hoặc bị nấm mốc, độc tố

• Tôm ăn phải các loại tảo độc như: tảo lam, tảo giáp… trong ruột các loại tảo này tiết ra enzyme có khả năng gây tê liệt biểu mô, khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn

• Do ký sinh trùng Gregarine gây tổn thương ruột tôm

• Do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei

• Do nhóm vi khuẩn Vibrio gây tổn thương và phá hủy thành ruột tôm

Bệnh phân trắng trên tôm nguyên nhân và cách điều trị 2
Nhận biết bệnh phân trắng trên tôm

Giải pháp cho trường hợp phân trắng trên tôm

Ngay khi phát hiện tôm có biểu hiện phân trắng trên tôm bà con ngay lập tức xây dựng các bước xử lý như sau:

+ Toàn bộ chất cặn bã, bùn phải được loại bỏ hoàn toàn. Nước cấp vào ao nuôi cần phải được xử lý hóa chất để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

+ Kiểm soát nồng độ chất hữu cơ ở mức cho phép.

+ Quản lý lượng thức ăn đúng hàm lượng và theo nhiệt độ nước, sử dụng vi sinh phân hủy các chất hữu cơ đáy ao và nước.

+ Kiểm soát nhiệt độ vì nhiệt độ cao cũng làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Khi nhiệt độ nước tăng cao, không tăng lượng thức ăn vì khi nhiệt độ nước tăng cao > 32oC, tôm thường ăn nhiều hơn nhưng thời gian thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa rất ngắn làm tăng lượng chất thải trong ao.

+ Chọn nguồn thức ăn phù hợp và đảm bảo vừa đủ, không để dư thừa gây cặn bã trên ao nuôi. Đặc biệt, thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc, độc tố.

+ Bà con nên có kể hoạch bổ sung đầy đủ vitamin, men vi sinh và khoáng chất thiết yếu để tôm có sức đề kháng tốt, chống chọi được với bệnh tật.

+ Đừng quên việc  duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao bằng việc bổ sung thường xuyên vi sinh và duy trì hàm lượng ôxy thấp nhất là 3,5 – 4 ppm.

Bệnh phân trắng trên tôm nguyên nhân và cách điều trị 3
Điều trị bệnh cần can thiệp trên nhiều yếu tố

Những kiến thức này rất hữu ích cho bà con trong việc phòng và điều trị bệnh phân trắng trên tôm.

IGUSOL-AM là kháng sinh loại tốt xuất xứ của Mỹ sẽ giúp bà con điều trị bệnh phân trắng trên tôm rất nhanh chóng và hiệu quả.

Công dụng của kháng sinh IGUSOL-AM  chi tiết như sau:

+ Chuyên trị phân trắng

+ Trị các bệnh do vi khuẩn gây ra cho tôm như bệnh phân trắng, phát sáng, đứt râu, phồng đuôi, hoại tử đen mang, đốm nâu.

+ Phòng và trị các bệnh về gan : teo gan, sưng gan, vàng gan

Liều dùng:
Phòng bệnh : 3 – 5 g/kg thức ăn
Điều trị : 5 – 6 g / kg thức ăn
Diệt khuẩn ao : định kỳ 1kg / 1000 m3 nước.

Bệnh phân trắng trên tôm nguyên nhân và cách điều trị 4
Kháng sinh Igusol – Am đặc trị bệnh phân trắng trên tôm

Tìm cách điều trị bệnh phân trắng trên tôm bà con nên tham khảo nhiều hơn những kiến thức chăn nuôi từ các chuyên gia nuôi trồng thủy sản. Từng giai đoạn đều phải có sự quan sát và trang bị kiến thức thật kỹ để đàn vật nuôi không bị những tổn thất đáng tiếc bà con nhé!

Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất