Biện pháp cải tạo và xử lý ao nuôi trước khi thả tôm rất quan trọng
Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con một chủ đề đó là Các biện pháp cải tạo và xử lý ao nuôi trước khi thả tôm. Bà con cùng tham khảo để áp dụng ngay trong trường hợp sắp thả tôm hoặc đang có ý định chăn nuôi loại thủy sản này nhé. Việc trang bị những kiến thức như thế này rất quan trọng và nó quyết định đến hiệu quả chăn nuôi của bàn con đấy.
Cải tạo và xử lý ao nuôi có cần thiết không?
Đã quyết định nuôi trồng thủy sản bà con nên biết rằng, môi trường ao nuôi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất của vật nuôi. Vì thế việc cải tạo và xử lý ao nuôi là việc hết sức quan trọng, không thể xem nhẹ.
Mục đích của việc cải tạo ao là chuẩn bị môi trường sống với một nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định. Đây là điều kiện ảnh hưởng trực tiếp và hằng ngày hằng giờ đến vật nuôi, nếu điều kiện ao nuôi tốt sẽ giúp đàn vật nuôi của bà con có sức đề kháng tốt, ngăn ngừa hay hạn chế dịch bệnh từ các vi khuẩn có hại.
Bùn đáy ao nuôi tôm là nơi chứa nhiều chất thải hữu cơ từ thức ăn thừa, phân tôm và các vi sinh vật. Theo thời gian thì những chất thải này dễ bị phân hủy, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, đặc biệt sẽ tạo ra khí NH3, NO2, đây là 2 loại khí độc gây hại cho sức khỏe của tôm. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng và đàn vật nuôi tôm cá của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức. Vậy nên việc xử lý bùn đáy ao nuôi tôm là công việc cần phải tiến hành thường xuyên và liên tục.
Những biện pháp cải tạo và xử lý ao nuôi bà con nên biết
Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những biện pháp cải tạo và xử lý ao nuôi trước khi thả tôm. Bà con tham khảo thật kỹ thông tin hướng dẫn thực hiện và đừng quên lưu vào sổ tay để thực hiện theo cho đúng nhé:
Cải tạo ao trước khi thả tôm gồm 2 việc cơ bản là: Dọn tẩy ao, bón vôi, chuẩn bị nước để thả tôm giống và gây màu nước.
1/ Dọn tẩy ao
Việc dọn tẩy lớp bùn đáy trong ao nuôi bán thâm canh và thâm canh có thể được thực hiện bằng một trong hai cách là dọn tẩy khô và dọn tẩy ướt.
2/ Bón vôi
Khi ao đã được dọn sạch cặn thải bà con nên tiếp tục cho nước vào ao để rửa trôi các mảnh vụn và hoà tan phèn ở đáy và thành ao. Tháo rửa nhiều lần để ao được làm sạch hoàn toàn và bón vôi vào lần tháo rửa cuối cùng.
3/ Xử lý nước và lấy nước vào ao nuôi
Lấy nước vào ao, diệt tạp, xử lý khử trùng nước và bón phân gây màu là tất cả những viêc bà con cần thực hiện để vật nuôi có nguồn nước sinh sống thực sự đảm bảo.. Nước được lấy vào đầy ao qua túi lọc mịn làm bằng vải để ngăn chặn ấu trùng và con non của các sinh vật khác xâm nhập vào ao nuôi.
Bà con nên lưu ý đến bước gây màu nước, đây là bước giúp phát triển vi sinh vật phù du, ổn định môi trường nước, tạo môi trường thuận lợi hạn chế tôm bị sốc, tăng tỷ lệ sống.
Sau khi cấp nước vào ao để gây màu bà con có thể tham khảo những cách sau đây:
+ Cách 1: Bằng cám ủ ( thành phần: cám gạo, bột đậu nành, bột cá phối trộn theo tỉ lệ 2:2:1 nấu chín ủ 2 – 3 ngày)
+ Cách 2: Bằng mật đường , cám gạo, men vi sinh tỉ lệ 3:1:1 ủ trong vong 12 giờ
Lúc 8- 9h sáng bốn hỗn hợp đã ủ liều dùng 2 – 3kg/100m3, tạt liên tục trong vòng 3 ngày.
Tùy thuộc vào tình trạng của ao nuôi như thế nào mà bà con có biện pháp cải tạo và xử lý ao nuôi hiệu quả.
Những sản phẩm hỗ trợ xử lý ao nuôi bà con nên sử dụng những sản phẩm chính hãng của những thương hiệu uy tín. Tại Bác sĩ Nhà nông, chúng tôi có đầy đủ các loại kháng sinh, men vi sinh phục vụ bà con. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giao hàng tận nơi nhé!