Cách giúp tôm lột xác cùng lúc, mau cứng vỏ
Tôm lột xác là quá trình loại bỏ lớp vỏ cũ khi tôm lớn lên, tôm lớn càng nhanh thì lột xác càng nhiều. Các phương pháp giúp tôm lột xác cùng lúc có mục đích tăng nhanh quá trình lột xác trên cả đàn tôm, từ đó tăng kích thước và trọng lượng tôm, rút ngắn thời gian nuôi và nâng cao năng suất của ao tôm. Quá trình giúp tôm lột xác cùng lúc bao gồm nhiều yếu tố như dinh dưỡng cho tôm, chất lượng ao nuôi và hàm lượng khoáng hòa tan trong ao…
Tôm lột xác như thế nào?
Ở các loài giáp xác như tôm cua thì quá trình lột xác là quá trình lặp đi lặp lại trong quá trình sống của chúng. Điều này diễn ra khi tôm đạt đến một kích cỡ nhất định cũng như đủ các yếu tố sinh học khác, giúp chúng cởi bỏ lớp “áo” cũ chật chội và mang lên mình lớp áo mới, từ đó tôm to hơn nặng hơn. Ở lứa tuổi nhỏ, quá trình lột xác diễn ra thường xuyên và thời gian giữa các lần khá ngắn. Khi tôm lớn thời gian giữa các lần sẽ cách xa lâu hơn.
– Tôm lột xác: lớp vỏ cũ giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực tôm rút ra trước, sau đó là phần bụng và các phần phụ phía sau, tôm rút ra khỏi lớp vỏ cũ bằng cách uốn cong mình toàn cơ thể, đối với những con tôm khỏe thì sự lột xác rất nhanh chỉ cần 5-7 phút. Lớp vỏ mới sẽ cứng lại sau 1-2 ngày đối với tôm lớn và 1-2h đối với tôm nhỏ. Tùy theo từng loài tôm sẽ có chu kỳ lột xác khác nhau:
+ Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng: Trong giai đoạn ấu trùng, khi nhiệt độ nước khoảng 28℃, khoảng 30 ~ 40 tiếng sẽ lột vỏ một lần. Tôm lớn khoảng 15 ngày mới lột vỏ một lần.
+ Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh: từ khi nở thành ấu trùng, phát triển thành tôm bột tôm có 11 lần lột xác, từ tôm bột đến 2 gam: 2-8 ngày lột vỏ một lần, sau đó chu kỳ lột vỏ lâu hơn lên.
Cách giúp tôm lột xác cùng lúc và nhanh cứng vỏ
Trong quá trình nuôi tôm, đôi khi xuất hiện tình trạng tôm lâu lột xác ảnh hưởng đến chất lượng nuôi trồng. Điều này có nguyên nhân từ rất nhiều yếu tố như: Tôm bị thiếu dinh dưỡng, môi trường ao nuôi hay bản thân tôm bị bệnh do tảo, tôm bị mềm vỏ, bị đen mang khiến tôm chậm lột vỏ. Cho nên cần kiểm tra kỹ các yếu tố trong nuôi tôm nhằm đảm bảo môi trường giúp tôm lột xác cùng lúc.
Xem thêm: Bệnh mềm vỏ ở tôm là gì, nguyên nhân và cách trị
- Đảm bảo hàm lượng Oxy hòa tan trong nước ao nuôi ở mức cao 4 – 6 mg/l trong suốt quá trình lột xác của tôm, khi phát hiện tôm có dấu hiệu lột xác thì nên tăng cường quạt nước, sục khí.
- Cần duy trì độ pH trong ngưỡng thích hợp cho tôm lột xác vào khoảng 7 – 8,5 ( tốt nhất 7,5 – 8 ).
- Nên sử dụng các loại Khoáng tạt nhằm cải thiện nồng độ chất khoáng trong ao nuôi, từ đó giúp tôm lột xác cùng lúc.
Cách dùng Khoáng tạt : Hòa tan 1 kg cho 1.000m 3 nước với Khoáng tạt Bột hoặc 1,5 lít cho 1000m3 với Khoáng tạt Lỏng.
- Nên xử lý nước trong ao và xử lý bùn đáy thường xuyên để ngăn chặn tình trạng tôm bị mềm vỏ.
Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật giúp nhà nông làm chủ tốt hơn về cách giúp tôm lột vỏ cùng lúc cho nhà nông hãy liên hệ ngay với Bác Sĩ Nhà Nông qua Hotline 0909 56 22 58 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!
Bacsinhanong chúc bà con nuôi tôm thành công và có vụ nuôi thắng lợi!