Tác động của chất thải trong ao nuôi tôm

Ở nước ta, ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển mạnh mẽ trong hơn một thập kỷ trở lại đây và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai, đây là một tín hiệu rất đáng mừng. Song, mặc dù mang đến nguồn thu nhập tương đối ổn định và lợi nhuận cao, người nuôi trồng thủy sản cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, và một trong số đó là việc xử lý chất thải trong ao nuôi mà cụ thể là nuôi tôm.
 
Vậy, nguồn gốc của chất thải trong ao nuôi tôm từ đâu? Và chúng gây ra những tác hại gì?… Xin mời bạn đọc theo dõi tiếp bài viết sau!

Tác động của chất thải trong ao nuôi tôm

 
Như đã biết, đáy ao gồm nhiều yếu tố như: Oxy hòa tan, độ trong của nước, sự phát triển của tảo, sự hình thành khí độc, sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh,… có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ao nuôi tôm. Đáy ao tốt hay xấu phụ thuộc vào chất lượng đất bùn và sự lắng tụ chất thải trong ao nuôi tôm, đặc biệt là chất thải hữu cơ.
chất thải trong ao nuôi tôm
 
Riêng với tôm sú, chúng có thói quen tiềm kiếm thức ăn dưới đáy ao, chính vì thế điều kiện đáy ao có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tôm nuôi trong ao. Do đó, ngoài việc sử dụng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm và chọn chất đất tốt để xây dựng ao nuôi thì việc quản lý tốt chất thải lắng tụ, giữ nền đáy ao luôn sạch là một trong những việc cần thiết cho tất cả hệ thống ao nuôi tôm nói chung và ao nuôi tôm sú nói riêng đạt năng suất cao.

Nguồn gốc của chất thải lắng tụ trong ao nuôi tôm?

Chất thải lắng tụ trong ao nuôi tôm phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau và cũng có những sự khác biệt, phần lớn là từ:
– Đáy ao bị xói mòn do dòng chảy của nước;
– Đất từ bờ ao bị rửa trôi;
– Phân của tôm;
– Thức ăn thừa;
– Xác chết của phiêu sinh vật;
– Các loại vôi, khoáng chất tích tụ;
– Chất lơ lửng do nguồn nước cấp;
Trong những nguồn kể trên thì sự xói mòn ao nuôi là góp phần đáng kể vào sự hình thành chất thải lắng tụ. Bên cạnh đó, những chất thải hữu cơ chủ yếu được phát sinh từ phân tôm, thức ăn thừa và xác phiêu sinh vật. Nên nhớ, hệ thống ao nuôi có năng suất cao thì lượng chất thải hữu cơ tích tụ càng nhiều, vì vậy cần phải có sự quản lý chặt chẽ.

Những tác hại của chất thải trong ao nuôi tôm

Chất thải lắng tụ trong ao nuôi tôm sinh ra những sản phẩm chính có tính độc cao đối với nuôi tôm là NO2, NH3 và H2S.
Nếu như NH3 là dạng khí độc được sinh do sự bài tiết của tôm và sự phân hủy chất đạm có trong thức ăn ở điều kiện hiếu khí (có oxy) và yếm khí (không có oxy)… thì H2S chỉ được sinh ra từ các chất hữu cơ lắng tụ khi phân hủy trong điều kiện yếm khí. Những lớp đất yếm khi có chất hữu cơ thường có màu đen đặc thù do sự hiện diện của các hợp chất sắt.
Nếu nồng độ của những loại khí độc này trong ao nuôi cao, bạn có thể cảm nhận được mùi trứng thối đặc trưng, điều đó đồng nghĩa sẽ gây độc cho tôm. Do vậy, trong các buổi tọa đàm về việc xử lý khí độc trong ao nuôi tôm, nhiều chuyên gia vẫn thường đề cập đến việc sử dụng vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi tôm Yucca để bổ sung thêm kiến thức cho người nuôi.
Riêng về NO2, loại khí độc sẽ gây giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu của cá, từ đó gây ra căn bệnh máu nâu vô cùng nguy hiểm.
Trên đây là những chia sẻ của Bác Sĩ Nhà Nông về Quy chất thải trong ao nuôi tôm. Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho bà con nông dân, quý bà con có thể truy cập chuyên mục Kỹ Thuật Nhà Nông của chúng tôi để đọc nhiều thông tin bổ ích trong quá trình nuôi tôm. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến Hotline 0909 56 22 58 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!
Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất