Đặc trị gan thận mủ trên cá tra và những kiến thức bà con nên biết
Nuôi cá tra trên quy mô lớn chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là các căn bệnh dễ phát sinh và tấn công trên đàn cá của bạn. Trong bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu về các kiến thức đặc trị gan thận mủ trên cá tra để đàn cá của mình sinh trưởng tốt nhất, mang lại sản lượng lý tưởng trong mỗi vụ nuôi. Bà con đón đọc nhé!
Tìm hiểu căn bệnh gan thận mủ trên cá tra
Bệnh gan thận mủ thường xuất hiện trên cá là do vi khuẩn Edwardsiella ictalurid gây ra. Khi cá bị bệnh bà con thường thấy những dấu hiệu sau:
+ Cá bệnh bỏ ăn, bơi lờ đờ, nhào lộn mất định hướng, trắng mình, đỏ đầu, đỏ hầu, xuất huyết dưới da, vây, hậu môn.
+ Nội quan xuất huyết sưng đỏ, sậm màu. Gan, thận, tuỳ tạng xuất hiện rất nhiều đốm mủ trắng li ti.
+ Mổ ra bên trong gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ).
+ Bệnh xuất hiện hầu hết ở các giai đoạn nuôi, bùng phát mạnh vào mùa mưa lũ, thời tiết lạnh, hàm lượng oxy thấp
+ Cá bệnh thường có màu sắc nhợt nhạt, số lượng cá chết hằng ngày khá cao và tỷ lệ tăng dần.
Tình trạng gan thận mủ trên cá tra bà con sẽ thấy xuất hiện nhiều đốm trắng tròn, đường kính khoảng 1 – 3 mm khắp bề mặt và cả bên trong cơ quan. Những đốm trắng này có chứa dịch hơi đặc.
Khi thấy đàn cá trong ao nuôi có những dấu hiệu này bà con nên mau chóng tìm ngay giải pháp điều trị để ngăn những lây lan trên diện rộng gây thiệt hại nặng nề đến ao cá.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Bà con nên tìm cách phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra ngay từ sớm thay vì đợi đến lúc cá bị bệnh mới lo đi tìm cách điều trị. Việc phòng bệnh bao giờ cũng là việc làm đúng đắn với những người nuôi trồng thủy hải sản.
Vậy phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra bằng cách nào?
+ Để chủ động phòng bệnh, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập và lây lan vào hệ thống nuôi cá tra trong vùng, các hộ nuôi cá cần có ao lắng lọc trước khi bơm nước vào ao nuôi.
+ Định kỳ 7 – 10 ngày xử lý nước ao nuôi để diệt vi khuẩn, virus gây bệnh trong ao bằng cách dùng vôi nông nghiệp CaCO3 liều lượng 2 – 3 kg/100 m2 tạt ao hoặc các loại thuốc sát trùng hiệu quả cao như BKC, Vime-Protex, Vime-paracide.
+ Tăng dinh dưỡng bằng các sản phẩm Vitamin C Antistress, Prozyme, Vime-Glucan, Glusome 115…
Trị bệnh gan thận mủ trên cá tra như thế nào?
Cefuroxime là sản phẩm hỗ trợ bà con rất hiệu quả trong việc điều trị cá tra bị bệnh gan thậm mủ. Bà con có thể tham khảo sản phẩm kháng sinh thủy sản Cefuroxime ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh về gan và đường ruột: gan thận mủ, sưng gan, hoại tử gan, xuất huyết nội tạng, viêm ruột… tại Bác sĩ nhà nông.
Dưới đây là những công dụng của kháng sinh Cefuroxime:
• Đặc trị gan thận mủ trên cá tra…
• Phòng và trị chứng nhiễm Streptococcus spp,…ở cá điêu hồng gây lồi mắt, nổ mắt, xuất huyết vây, mang…
• Dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, lở loét, đốm đỏ, thối vây, mòn đuôi,…
• Ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh về gan và đường ruột: gan thận mủ, sưng gan, hoại tử gan, xuất huyết nội tạng, viêm ruột,…
• Sử dụng hiệu quả trên cá, ếch, lươn,…
Cách sử dụng kháng sinh Cefuroxime:
• Cá thịt: sử dụng 1 kg / 35 – 40 tấn cá.
• Cá giống: sử dụng 1 kg / 15 – 20 tấn cá.
Sử dụng kháng sinh đặc trị bệnh cho cá liên tiếp trong 3 ngày. Trường hợp bệnh nặng có thể kéo dài tới 5 ngày. Bà con hãy quan sát những tiến triển trên đàn cá để dừng sử dụng kháng sinh đún lúc.
Trong trường hợp dùng kháng sinh Cefuroxime để phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra bà con lưu ý chỉ dùng liều lượng bằng ½ liều trị.
Để sử dụng các chế phẩm sinh học hiệu quả bà con cần được hỗ trợ tư vấn từ những người có kiến thức chuyên môn, dùng sản phẩm chính hãng uy tín cam kết chất lượng. Bác sĩ nhà nông sẽ cùng bà con tìm sản phẩm kháng sinh đặc trị gan thận mủ trên cá tra hiệu quả nhanh chóng, an toàn với mức giá tốt nhất. Liên hệ ngay đến Bác sĩ nhà nông để được tư vấn nhé!