Dấu hiệu nhận biết bệnh trên cá – Cẩm nang nhà nông
Với những bà con nuôi trồng thủy hải sản việc trang bị những kiến thức chăn nuôi về tôm cá không bao giờ là thừa dư. Ngay từ bây giờ chúng ta hãy cùng tìm đọc những dấu hiệu nhận biết bệnh trên cá để khi ao nuôi cá có vấn đề bà con sẽ tìm cách xử lý nhanh nhất, giúp đàn vật nuôi nhanh chóng vượt qua bệnh tật.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh trên cá bà con nên biết
Chăn nuôi thủy sản trên quy mô lớn đang xu hướng của bà con nhà nông vị thị trường tiêu thụ rộng lớn lại rất ổn định. Tuy nhiên, cùng lúc với cơ hội là thách thức cho bà con nhà nông nếu muốn theo đuổi lâu dài trên con đường này. Những yếu tố tác động trong quá trình chăn nuôi đều có nguy cơ ảnh hưởng và gây bệnh trên tôm cá. Trong bài viết này Bác sĩ nhà nông sẽ cùng bạn tìm đọc những dấu hiệu nhận biết bệnh trên cá và những nguyên nhân trực tiếp để bà con có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình chăm sóc.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trên cá
Việc nuôi cá với mật độ cao và sự thay đổi thường xuyên của thời tiết làm cá dễ bị nhiễm bệnh. Những biểu hiện bệnh trên cá: Xuất huyết, vảy cá nhô ra, đốm trắng, nấm, vây đuôi cá bị ăn mòn, vây bị kẹp, bệnh nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Aeromonas, bệnh trùng mỏ neo, hiệu chứng lở loét, bệnh trùng vỏ dưa, đốm đỏ vi khuẩn…
Trong điều kiện tự nhiên, cá hiếm khi bị dịch bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao và được nuôi trong điều kiện không tự nhiên nên cá rất dễ xảy ra bệnh và dễ lây lan hàng loạt trên ao nuôi .
Khi thấy những dấu hiệu hành vi sau đây chứng tỏ đàn cá của bạn đã bị bệnh:
+ Hoạt động bơi lội bất thường, động tác bơi chậm chạp.
+ Cọ xát dưới đáy hoặc nổi lên mặt nước
+ Thở khó khăn thường xuyên ngoi lên mặt nước
Những nguyên nhân gây bệnh trên cá
Bệnh xuất hiện trên cá là do tình trạng mất cân bằng giữa cá và môi trường của nó, những sinh vật có khả năng gây bệnh chỉ khi sức đề kháng của vật chủ tức là cá bị yếu đi. Những sinh vật có khả năng gây bệnh bao gồm ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc virus.
Bệnh cá là kết quả của sự tương tác giữa mầm bệnh, cá (vật chủ) và môi trường bất lợi cho cá. Ngay cả khi mầm bệnh có mặt, dịch bệnh sẽ không xảy ra trừ khi môi trường trở nên quá căng thẳng đối với cá.
Ngoài ra thì những tác nhân do môi trường sống, chất lượng nguồn nước, thức ăn, cách chăm sóc…. cũng là những nguyên nhân có thể gây bệnh trên cá. Cá nuôi thâm canh thường bị bệnh do:
+ Bị căng thẳng do nhiệt độ nước dao động
+ Thay đổi chất lượng nước
+ Mật độ nuôi dày đặc, quá tải, xử lý và vận chuyển cá chưa đúng cách.
Thực tế thì cá có thể điều chỉnh những căng thẳng này và khỏi dần nếu có sức đề kháng mạnh và được chăm sóc tốt nhưng đến khi không thể điều chỉnh được nữa và trong khoảng thời gian quá lâu chúng sẽ bị bệnh và cuối cùng là chết gây tổn thất nặng nề cho người chăn nuôi.
Việc hiểu biết về bản chất và nguyên nhân gây bệnh trên cá là rất quan trọng. Với thông tin này, nông dân nuôi cá sẽ được trang bị kiến thức tốt hơn để ngăn chặn và xử lý dịch bệnh.
Bà con cần ngay lập tức thực hiện những việc sau:
+ Kiểm tra chất lượng nước.
+ Hỏi ý kiến của những người có kiến thức chuyên môn về chăn nuôi thủy hải sản
+ Ghi chép lại dữ liệu cá tử vong và các số liệu về mực nướng, độ pH trong ao nuôi, lượng thức ăn….
Bà con hãy liên hệ đến Bác sĩ nhà nông để được tư vấn sử dụng Kháng sinh Cefuroxime ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh về gan và đường ruột: gan thận mủ, sưng gan, hoại tử gan, xuất huyết nội tạng, viêm ruột…trên cá. Đây được cho là sản phẩm mang đến kết quả chữa trị đạt hiệu quả cao, đem lại niềm tin lớn của bà con nhà nông trên cả nước.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh trên cá mà Bác sĩ nhà nông đã chia sẻ đến bà con, hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bà chon tự tin và chủ động hơn trong quá trình nuôi trồng thủy sản trên quy mô vừa và lớn. Bác sĩ nhà nông luôn sẵn sàng cung cấp các sản phẩm bổ trợ trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh, bà con liên hệ ngay khi cần nhé!