Đọc để biết cách xử lý bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm

 

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng khiến bà con ngày đêm lo lắng, nguy cơ chết hàng loạt với bệnh này là rất cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm cũng như dấu hiệu nhận biết bệnh. Bác sĩ nhà nông sẽ cùng bà con tháo gỡ vướng mắc khi ao tôm gặp phải tình trạng này.

Tìm hiểu về bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm là gì?

Bệnh này tiếng anh có tên gọi là Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS, hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) xảy ra trên tôm sú (Penaeus monodon) và tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei). 

Bệnh này hình thành do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tích hợp với phage độc tương thích, tạo ra một độc tố mạnh gây phá hủy mô và làm rối loạn chức năng gan tụy của tôm.  Nếu mắc phải bệnh này tôm sẽ chết sớm trong vòng 30 ngày sau khi thả nuôi, tỷ lệ tôm chết có thể lên đến 70%, thậm chí là 100%. 

Bệnh  hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm sẽ tấn công theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus nhiễm phage khiến độc tố của vi khuẩn tăng lên làm tôm yếu, suy giảm sức đề kháng.

Giai đoạn 2: Thời gian dài nó sẽ tiết ra độc tố làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy khiến tôm chết hàng loạt.

Những dấu hiệu nhận biết cụ thể khi tôm mắc bệnh

Bà con sẽ nhận thấy những dấu hiệu khác biệt của đàn tôm khi mắc bệnh hoại tử gan tụy này. Sau đây là những biểu hiện cụ thể:

  1. Trên cả đàn tôm

– Giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng.

– Tôm dần dần chậm lớn và chết ở đáy ao.

– Tiếp theo tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm và biến màu.

– Tôm bị bệnh thường lờ đờ, nơi tấp mé, quay đảo trên mặt nước, giảm ăn và chết sau đó.

– Tôm có thể chết rất nhanh sau khi phát hiện bệnh 2-3 ngày.

2/ Quan sát trên cá thể tôm

– Tôm lờ đờ, màu sắc cơ thể và gan tụy nhợt nhạt.

– Dạ dạy và ruột rỗng không có thức ăn.

– Gan tôm có thể sưng to, mềm nhũn.

– Nhiều trường hợp gan bị teo nhỏ và dai.

– Tôm bị mềm vỏ mềm, đục cơ.

3/ Trên toàn bộ ao tôm 

– Tôm bị phân trắng kéo dài.

– Giảm lượng khoáng chất trong nước ao nuôi.

– Giảm độ trong xuống dưới 30 cm.

– Oxy hòa tan dưới 5ppm trong suốt tháng nuôi đầu tiên sau khi thả giống.

– pH dao động trong ngày hơn 0,3.

– Khí độc NH3 xuất hiện rất sớm trong thời gian nuôi.

Với những bà con đã có kinh nghiệm chăn nuôi hoặc trang bị kiến thức đầy đủ thì sẽ nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm này. Ngay lập tức bà con nên tìm cách khắc phục phù hợp nhất và kịp thời nhất. 

Một sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh này hiệu quả mà bà con không thể bỏ qua đó là dùng thuốc kháng sinh CEFALEXIN. Đây là là thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin, được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn khác nhau gây ra. Nó có công dụng đặc trị gan tụy, nhiễm khuẩn trên tôm. 

Liều dùng kháng sinh Cefalexin này trong từng trường hợp như sau:

  • Phòng bệnh: 1g / kg thức ăn.
  • Trị bệnh: 2-3 g / kg thức ăn

 Trong trường hợp bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm bà con nhất định phải dùng đến những sản phẩm kháng sinh để ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn, giúp tôi phục hồi chức năng gan tụy và tăng cường sức đề kháng. 

Sản phẩm kháng sinh đặc trị gan tụy nhiễm khuẩn trên tôm CEFALEXIN được phân phối hàng chính hãng tại Bác sĩ nhà nông. Bà con liên hệ để được tư vấn mua hàng

Bác sĩ nhà nông đã giúp bà con nhà nông tháo gỡ vướng mắc trong quá trình nuôi tôm, có biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp thời trong trường hợp hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm. Bà con nên chia sẻ những kiến thức này cho những bạn nhà nông của mình để không gây hậu quả nghiêm trọng cho cả vụ nuôi. 

Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất