Làm cách nào để nhận biết ngay bệnh tôm đốm trắng
Bệnh tôm đốm trắng là chứng bệnh phổ biến hiện nay bắt nguồn từ nguyên nhân môi trường sống của tôm không được đảm bảo. Do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut phát tán và gây ra mầm bệnh. Dấu hiệu, biểu hiện hay triệu chứng tôm bị bệnh đốm trắng ở tôm có nhiều nhưng hầu hết hộ nuôi chủ quan trong quá trình nuôi hoặc lầm tưởng sang bệnh khác dẫn đến không kịp thời điều trị, có thể khiến bệnh ở tôm càng thêm nặng. Vậy nhằm tìm hiểu chữa bệnh đốm trắng ở tôm, hộ nuôi cần xem tôm có biểu hiện và dấu hiệu hay triệu chứng như thế nào?
Các giai đoạn biểu hiện dấu hiệu bệnh đốm trắng mà tôm mắc phải
Giai đoạn cấp tính
Bệnh có khả năng gây chết đến 90% trong vòng 3 – 7 ngày sau khi xuất hiện các dấu hiệu:
- Bơi lội lờ đờ.
- Ngừng ăn.
- Tôm hấp hối tập trung gần mặt nước quanh bờ ao.
- Vỏ giáp đầu ngực lơi lỏng.
- Ruột giữa màu trắng chạy dọc theo bụng.
Biểu hiện bệnh rõ nhất khi xuất hiện các đốm trắng trên thân.bóc tách vỏ giáp đầu ngực, soi dưới ánh sáng sẽ thấy các đốm trắng có đường kính 0,5-2mm bên trong giáp đầu và đốt thứ 5-6. Đốm trắng có tâm đen trong,bên ngoài đục. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất vào thời điểm giao mùa. Khi xuất hiện các đốm trắng thì sau 3-10 ngày tôm sẽ chết hàng loạt với tỉ lệ rất nhanh.
Giai đoạn cận cấp tính
Tôm nhiễm bệnh tùy theo chất lượng nước.
- Tôm ít ăn.
- Bơi lội chậm chạp.
- Có thể thấy hoặc không thấy đốm trắng.
- Tỉ lệ chết tích lũy 30-80%.
Tôm bị bệnh ở mọi giai đoạn, nhưng mẫn cảm nhất ở giai đoạn 40 – 45 và 60 – 65 ngày sau khi thả. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng thời gian tôm thả nuôi từ hai tháng trở lên nhưng cũng có thể xuất hiện trong tháng đầu thả nuôi. Giai đoạn này kích thước tôm nhỏ nên rất khó nhìn thấy đốm trắng mà chỉ thấy đỏ thân, do độc lực của virus mạnh nên có khi chưa phát hiện thấy đốm trắng thì tôm đã chết.
Giai đoạn mãn tính
- Tôm không chết.
- Có thể có hoặc không có đốm trắng trên vỏ giáp.
Điều này rất nguy hiểm vì có nguy cơ làm tăng khả năng lây lan rộng rãi bệnh tôm đốm trắng. Bệnh thường có xu hướng lây lan chủ yếu theo chiều ngang qua nước, thức ăn và rất dễ bùng phát khi môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu làm cho tôm nuôi bị sốc.
Phân biệt biểu hiện, triệu chứng tôm bị bệnh đốm trắng dễ dàng nhất qua quan sát thực tế
Bệnh đốm trắng do môi trường
Tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khỏe mạnh, tôm vẫn hoạt động và ăn ở mức bình thường,chu kì lột xác nhiều hơn so với bình thường và tôm sinh trưởng hơi chậm .
Bệnh đốm trắng do vi khuẩn
Trong giai đoạn đầu nhiễm khuẩn tôm vẫn còn hoạt động ăn mồi và lột vỏ bình thường. lúc đó có thể mất đi các đốm trắng không xuất hiện các đốm trắng trên tôm rõ ràng. Tuy nhiên sau đó, quá trình lột xác, chậm lớn của tôm biểu hiện rõ qua từng giai đoạn phát triển cụ thể. Tôm xuất hiện các đốm trắng hình tròn, nhỏ và ít hơn so với đốm trắng vius. Đốm trắng có dạng lan tỏa như địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng. Các đốm trắng thường ở phần ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết. Quá trình lột vỏ bị chậm lại và chậm lớn và chết rải rác đối với tôm bị nhiễm nặng. Hầu hết tôm bị đóng rong và mang bị bẩn.
, . Tuy nhiên quá trình lột vỏ bị chậm lại, chậm lớn và chết rải rác. Đối với tôm bị nhiễm nặng nhưng không có hiện tượng chết hàng loạt. Hộ nuôi có thể nhận thấy các đốm trắng mờ đục trên vỏ khắp cơ thể .
Hiện tượng ăn mòn làm lớp vỏ thoái hóa và mất màu sắc. Đốm trắng hình tròn, nhỏ và ít hơn đốm trắng do virut (WSSV). Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng, trong khi đó đốm trắng do virut có đốm đen (melanin) ở giữa.
Các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết. Nhìn chung tôm có ăn chậm hơn nhưng không gây thiệt hại đáng kể.
Bệnh đốm trắng do virus
Quan sát tôm nuôi, bạn có thể thấy ngay một số dấu hiệu quan trọng xác định ngay tình trạng bệnh của tôm.
Tôm thường bơi lên mặt nước hoặc bơi dạt vào bờ và đôi khi có dấu hiệu đỏ thân, Dưới vỏ vùng giáp đầu ngực, vỏ thân, đuôi có nhiều đốm trắng đường kính 0,5 – 2 mm. Phần phụ bị tổn thương, nắp mang phồng, có nhiều sinh vật bám ở vỏ, ốp.
Triệu chứng biểu hiệ bệnh do virut
Một trong những triệu chứng để chẩn đoán bệnh đốm trắng là nhìn xem vỏ giáp có bị dễ bóc ra và có những đốm trắng trên đó không. Trong giai đoạn đầu của bệnh có một vài đốm nhỏ giống như đốm trắng trên vỏ giáp, ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khoẻ mạnh. Không có tôm tấp bờ, đàn tôm vẫn hoạt động và ăn đều ở mức bình thường. Chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng hơi chậm. Đó chính là khó khăn để xác định có phải là tôm bị đốm trắng do virut không.
Thông thường bệnh xuất hiện vào khoảng thời gian tôm thả nuôi từ hai tháng trở lên. Bệnh cũng có thể xuất hiện sớm hơn một vài tháng so với thười gian thả nuôi. Giai đoạn này kích thước tôm nhỏ nên rất khó nhìn thấy đốm trắng mà chỉ thấy đỏ thân. Do độc lực của virus mạnh nên có khi chưa phát hiện thấy đốm trắng thì tôm đã chết.
Biểu hiện của tôm khi bị bệnh đốm trắng
Khi nhiễm bệnh, tôm có biểu hiện hoạt động kém, giảm ăn đột ngột. Đặc biệt đối với Tôm thẻ chân trắng thì có hiện tượng ăn nhiều hơn trước khi giảm ăn đột ngột và sau đó bỏ ăn. Tôm biểu hiện bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ và chết, cơ thịt hơi đục. Khi đó đốm trắng nằm trong vỏ tôm ở giáp đầu ngực, đốt bụng cuối hoặc lan khắp.
Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực. Ở đốt bụng thứ 5, 6 cũng xuất hiện đốm trắng và lan toàn thân. Đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Kể từ khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 – 10 ngày tôm chết hàng loạt với tỉ lệ chết cao và nhanh
Nhóm tôm xảy ra tình trạng bị bệnh đốm trắng điển hình
Hiện tượng tôm bệnh đốm trắng thường xảy ra ở tôm giống đến tôm trưởng thành. Khi điều kiện môi trường nuôi tôm xấu bệnh dễ xuất hiện. Bệnh đốm trắng xuất hiện ở nhiều động vật giáp xác tự nhiên. Cụ thể như các loài tôm nước ngọt bệnh có thể lây qua chân chèo và ấu trùng côn trùng. Do đó bệnh lây lan rất nhanh trong các đầm nuôi tôm và hộ nuôi khó phát hiện kịp thời.
Thông thường tỷ lệ mầm bệnh tôm đốm trắng trong các vùng nuôi là rất lớn. Bà con cần quan sát tôm nuôi thường xuyên theo định kỳ để nhanh chóng phát hiện dấu hiệu, triệu chứng, biểu hiện mà tôm nuối mắc phải để có biện pháp xử lý kịp thời.