Làm thế nào để điều trị bệnh đốm trắng ở tôm

Điều trị bệnh đốm trắng ở tôm hiện đang là nỗi lo sợ của bà con nuôi trồng tôm tại các tỉnh miền Tây nói riêng và cả nước nói chung. Tỷ lệ tôm chết do nhiễm virut đốm trắng lên đến 100% sau 3-10 ngày kể từ khi bị bệnh. Mức độ nhiễm bệnh đốm trắng ở  tôm ở các ao đầm, dao động từ 30 – 52%. Có những vựa nuôi trồng, người nông dân mất trắng do tôm bị nhiễm bệnh. Hộ nuôi phải bán với giá rất rẻ cho thương lái và gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Do đó một khi tôm mắc bệnh đốm trắng cần có giải pháp trị liệu để xử lý nhanh chóng.

Tôm sú bị bệnh đốm trắng

Biện pháp điều trị bệnh đốm trắng ở tôm ngay trong giai đoạn đầu  do virut WSSV gây nên.

Thu tôm đã có khả năng thu hoạch

Bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện khi tôm có các đốm trắng. Khi đó xét nghiệm PCR , tôm sẽ có kết quả dương tính với WSSV. Biện pháp giảm thiệt hại nhanh nhất là cần cách ly ao bệnh lập tức và thu tôm ngay trong vòng 1-2 ngày. Vì đối với bệnh đốm trắng do virut gây ra hiện nay chưa có phương pháp điều trị  bệnh đốm trắng ở tôm hiệu quả. Trong khi đó loại bệnh này lại rất dễ lây lan. Vì thế khi phát hiện ao bị bệnh cần xử lí, cách ly ngay. Đây là phương pháp hiệu quả để hạn chế sự lây lan mầm bệnh ra các ao nuôi lân cận, dẫn đến tình trạng chết hàng loạt, gây tổn thất lớn về kinh tế cho hộ nuôi.

Xử lý nguồn nước  bằng Chlorine

Sau khi thu tôm, khử trùng nước và dụng cụ nhiễm WSSV bằng Chlorine nồng độ 40 ppm. Giữ nước sau khi xử lý Chlorine ít nhất 7 ngày trước khi xả ra môi trường. dụng cụ và quạt nước trong ao phải được phu xịt bằng nước hòa Chlorine với nồng độ 1.600 Pmm hoặc nếu có thì ngâm trong nước hòa tan 40 ppm Chlorine trong ít nhất 3 ngày.

Nếu tôm chưa đạt cỡ thu hoạch, thì thu tôm bằng chlorine nồng độ 40 ppm. Trong trường hợp tôm chưa chết hết thì tiếp tục tái xử lý chlorine nồng độ 100 ppm. Xác tôm chết phải lưu lại trong ao ít nhấy 7 ngày cho phân hủy tự nhiên và tiêu diệt mầm bệnh. Vì mầm bệnh có thể còn tồn tại trong nhân tế bào.

Sử dụng vôi để xử lý môi trường nuôi

Sau khi tháo nước, loại bỏ bùn đáy, xử lý vôi 4.000 – 5.000 kg/ha khi đáy còn ẩm (có thể xử lý vôi theo pH đất). Phơi khô đáy, đảm bảo không còn chổ ẩm cho mầm bệnh ẩn nấp. Những ao gần kề ao nhiễm WSSV không có dấu hiệu bệnh (như giảm ăn, lờ đờ) . Hộ nuôi có thể duy trì bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây căng thẳng. Xử lý iodine ở mức 0,3 – 1 ppm ( lập lại sau 3 – 4 ngày) hoặc formaline 70 ppm ( mỗi ngày) hoặc BKC 1 ppm. Trong giai đoạn đầu của bệnh, việc chữa trị chủ yếu theo đường miệng của tôm (qua thức ăn). Đồng thời kết hợp cải thiện và khử trùng nước trong ao.

Biện pháp điều trị bệnh đốm trắng ở tôm ngay trong giai đoạn đầu của  do vi khuẩn và các yếu tố môi trường gây nên

Đối với các ao nuôi có đốm trắng nhưng không dương tính với virut WSSV, cần kiểm tra ngay các điều kiện của môi trường nuôi để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Một số loại thuốc kháng sinh có thể kháng virus, kháng khuẩn. Thuốc bảo vệ gan, mật và vitamin được dùng để kiểm soát bệnh trong giai đoạn này cho tôm nuôi.

Sau đó thay nước và khử trùng để làm mật độ và sức sống của mầm bệnh trong nước và ngăn ngừa sự lây nhiễm thứ cấp

Thường xuyên thay nước ao nuôi

Xác định vi khuẩn Bacillus subtilis trong chế phẩm. Hạn chế dùng vi sinh cho ao nuôi tôm, ngăn chặn chúng có liên quan đến bệnh đốm trắng do vi khuẩn. Kiểm soát mật độ vi khuẩn trong nước ao nuôi tôm. Ao đã nhiễm bệnh đốm trắng do vi khuẩn dùng vôi nung (CaO) bón cho ao liều lượng 25ppm, để không làm tăng độ kiềm trong ao và tăng pH nhanh. Dùng một số khoáng vi lượng kích thích tôm lột vỏ sẽ giảm bớt các đốm trắng trên thân tôm. Thay nước để làm giảm độ cứng, tránh bón vôi quá liều. Cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với biện pháp kích thích lột xác. Sau khi lột xác thì đốm trắng sẽ mất đi.

Điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh

Dùng NOTIVA trộn vào thức ăn thường xuyên để tăng cường hệ thống miễn dịch của tôm. Cách ly ao nuôi với các tác nhân có thể lan truyền bệnh. Giữ môi trường trong sạch bằng các chế phẩm sinh học như NOWAS, NB 25…

Thông thường ở giai đoạn đầu khởi phát của bệnh, tôm vẫn có khả năng ăn và tiêu thụ thức ăn. Tức là khoảng trên 70% tôm trong ao vẫn còn ăn thức ăn thì có thể chữa trị bằng cách áp dụng thuốc. Nhưng khi tôm đã bỏ ăn thì không có cách chữa trị. Vì thế  bà con cần phải điều trị đúng thời gian, phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và trị sớm. Nếu không thì hiệu quả chữa trị sẽ không có do phát hiện sớm và có những tác động đúng lúc đến bệnh một cách kịp thời. Do đó bà con cần kiểm tra kỹ lưỡng điều kiện ao nuôi cũng con giống để kịp thời phát hiện bệnh để phòng và chữa trị bệnh đốm trắng ở tôm nhanh chóng. Kính chúc bà con thành công.

Bệnh đốm trắng ở tôm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp trị hiệu quả. Biện pháp phòng bệnh là vẫn quan trọng nhất nên hộ nuôi cần chú ý.

Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất