Một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi & những nguyên nhân cụ thể
Trong nội dung bài viết hôm nay Bác sĩ nhà nông sẽ chia sẻ đến quý bà con một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi và cách xử lý trong các trường hợp đó như thế nào cho hiệu quả. Bà con cùng đón đọc nội dung bên dưới để đàn tôm sau vụ mùa đạt năng suất cao nhất nhé!
Một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh được xác định là do một chủng vi khuẩn Vibrio parhaemolyticus đặc biệt có độc lực cao.
Biểu hiện khi tôm mắc bệnh: Tôm bệnh có khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhợt nhạt đến trắng, ruột tôm không có thức ăn hoặc đứt đoạn, tôm thường mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết cao. Tôm sú bệnh EMS thường có màu đậm, chậm lớn (tương tự như bệnh còi MBV) các biểu hiện trên gan tụy tương tự như trên thẻ chân trắng như màu sắc nhợt nhạt, gan tụy teo, ruột không có thức ăn.
Bệnh đốm trắng
Nguyên nhân: Nguyên nhân có thể do virus hoặc do vi khuẩn hoặc do môi trường. Đối với virus, bệnh do white spot syndrome virus (WSSV) gây ra. Bệnh đốm trắng do môi trường có nguyên nhân là do khi độ cứng (Ca2+ và Mg2+) của nước cao, tôm sẽ hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện trên vỏ những đốm trắng.
Biểu hiện: Tôm bệnh có nhiều đốm trắng kích thước từ 0,5 – 2,0 mm xuất hiện bên trong vỏ nhất là giáp vỏ đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và sau đó lan toàn thân. Tôm bệnh hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ ao. Đôi khi tôm có thêm dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện sau 3-10 ngày tôm chết hầu hết trong ao nuôi. Đây là một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi thường gặp nhất với những hộ nuôi tôm.
Bệnh phân trắng
Nguyên nhân: Bệnh phân trắng do nhóm vi khuẩn Vibrio, cũng có những nghiên cứu khác cho rằng nguyên nhân do trùng hai tế bào (Gregarine) hoặc nhóm ký sinh trùng có tên Vermiform.
Biểu hiện: Tôm bệnh thải ra phân trắng, thỉnh thoảng sợi phân tôm cũng có màu vàng nhạt, gan tụy teo hay mềm nhũn, tôm bệnh phân trắng thường kèm theo triệu chứng mềm vỏ hay vỏ lỏng lẻo. Một vài ngày sau khi nhiễm bệnh, tôm sẽ yếu và bơi lội lờ đờ trên mặt nước, tôm yếu dần và chết.
Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô
Nguyên nhân: Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô do infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) gây ra.
Biểu hiện: Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh biểu hiện chủy bị cong hoặc dị hình, các phụ bộ ở phần đầu ngực cũng có biêu hiện không bình thường, bị biến dạng, vỏ thô ráp sần sùi, râu tôm quăn queo, tăng trưởng của tôm giảm từ 10 – 30%, tôm bị còi cọc. Đối với tôm sú, khi biểu hiện bệnh tôm thường chuyển sang màu xanh, cơ bụng có màu trắng đục và tôm thường chết nhiều trong giai đoạn 10 – 20 ngày sau khi thả giống.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem nguyên nhân nào đã hình thành một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi trên đây trong nội dung sau nhé:
+ Do điều kiện môi trường nước không đảm bảo
+ Do chất lượng giống không khỏe và quá trình vận chuyển con giống không đảm bảo an toàn dẫn đến con giống ốm yếu, bị tổn thương
+ Do chất lượng thức ăn và liều lượng cho ăn không đúng chuẩn
+ Ao nuôi không được vệ sinh thường xuyên
+ Kỹ thuật chăm sóc và nuôi trồng của người nuôi không đúng cách
+ Các yếu tố về thời tiết…tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. ..
Cách phòng & điều trị bệnh trên tôm bà con có thể tham khảo những kiến thức điều trị trên trang Bác sĩ Nhà nông. Hoặc bà con có thể tìm hiểu ngay các sản phẩm kháng sinh hỗ trợ điều trị bệnh trên tôm như: Kháng sinh PRO – BUTIN Phòng và đặc trị các bệnh đường ruột do vi khuẩn Vibrio gây ra; • Cefotaxime chuyên trị chủng khuẩn Vibrio spp Gây bệnh hoại tử gan tụy, phân trắng, mòn phụ bộ,…phổ biến trên tôm….
Trên đây là một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi từng khiến bà con không khỏi đau đầu. Hy vọng qua những kiến thức chia sẻ của Bác sĩ nhà nông trên đây bà con đã yên tâm phần nào và bình tĩnh xử lý mọi tình huống trong quá trình chăn nuôi. Chúc bà con vụ mùa bội thu.