Các nguyên nhân khiến điều trị bệnh tôm kém hiệu quả

Nuôi tôm có rất nhiều vấn đề phát sinh, một trong số đó là việc tôm bị bệnh nhưng khi áp dụng các biện pháp điều trị thì không mang lại hiệu quả. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể do môi trường, bản thân tôm giống hoặc chính các điều trị. Bài viết hôm nay, Bác Sĩ Nhà Nông sẽ chỉ ra những nguyên nhân khiến điều trị bệnh tôm không hiệu quả.

Các nguyên nhân khiến điều trị bệnh tôm kém hiệu quả

1. Đặc điểm nuôi của động vật thủy sản

Nuôi tôm khác với nuôi các loài động vật trên cạn. Vì phương pháp chữa bệnh cho tôm chủ yếu trộn vào thức ăn chứ không phải tiêm trực tiếp như động vật trên cạn.

chất khoáng cho tôm

Vì thế không thể kiểm soát chính xác liều lượng thuốc được đưa vào từng cá thể tôm. Phần lớn thuốc bị hấp thu vào nước. Phần trăm tỷ lệ thuốc đưa vào mỗi cá thể không xác định được do con ăn nhiều, con ăn ít và có con không ăn.

2. Sử dụng không đúng phương pháp điều trị

Việc sử dụng không đúng thuốc trị bệnh do:  chẩn đoán sai nguyên nhân gây bệnh( vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, vi nấm, bệnh do môi trường… mỗi nguyên nhân có hướng điều trị khác nhau).

Các bước cần làm ngay khi phát hiện tôm có triệu chứng bệnh

Đo tất cả các thông số môi trường nước ( DO, pH, Nhiệt độ, NH3, NO2, H2S, Fe…)

Những điều cần biết về chất lượng nước ao nuôi

Một vài trường hợp kiểm tra chất lượng nước không chính xác do chỉ đo nước ở tầng mặt và chỉ đo ở 1 vị trí trong ao, để hạn chế sai số trong quá trình kiểm tra chất lượng nước cần đo nhiều vị trí khác nhau và đo nước ở tầng giữa cách mặt ao 50cm.

Xem xét lại triệu chứng của tôm bệnh, tìm kiếm thêm những con bị bệnh trong ao để xem xét triệu chứng và đưa ra kết luận chắc chắn.

Xem xét gan, ruột, phân tôm và thân tôm để xác định mầm bệnh và tỉ lệ tôm bệnh. Để chính xác nên quan sát nhiều con tôm để so sánh và đối chiếu, với tôm thẻ những con tôm yếu thường tập trung ở giữa ao do đó cần dùng chài kiểm tra tôm ở giữa ao.

Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh mới có biện pháp điều trị. Bà con không được vội vàng kết luận và điều trị khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh cho tôm.

3. Ảnh hưởng của môi trường.

Tôm là loài biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Mặt khác ao tôm thường ở ngoài trời nên khi thời tiết thay đổi tôm cũng sẻ bị ảnh hưởng. Tôm trở nên yếu, giảm ăn, gây khó khăn cho điều trị bệnh.

Mầm bệnh trên tôm dễ lây lan: cũng bởi tôm sống trong môi trường nước do đó mầm bệnh trên tôm lây lan nhanh và khó cách ly. Điều này cũng gây khó khăn cho việc điều trị.

Quản lý thức ăn: Không cho ăn dư, nhất là trong khi tôm bệnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường. Do đó khi tôm bệnh để trộn thuốc hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm cần giảm lượng thức ăn xuống 30-50%.

Che lưới chống nắng cho tôm: Sử dụng lưới che sẽ giảm tác động trực tiếp từ nhiệt độ cao ngoài trời, điều hòa nhiệt độ nước phù hợp từ 30-31 độ C.

4. Tôm đã chuyển sang giai đoạn bệnh nặng khó điều trị

Vì khi tôm phát bệnh không dễ phát hiện, bởi tôm mới chớm bệnh, Tôm cơ thể yếu thường trốn vào giữa ao (nơi quy tụ chất thải). Mặt khác tôm có tập tính ăn xác tôm chết việc này gây khó khăn cho việc chuẩn đoán. Tôm bệnh có biểu hiện bơi lờ đờ trên mặt nước hay tấp vào bờ, hoặc có xác tôm chết trong nhá (vó). Lúc này đàn tôm đã bị bệnh nặng nên nếu điều trị  thì khó thành công hơn.

Hội chứng tôm đỏ thân

Nếu có thể cần đặt một khu vực cho ăn ở giữa ao nuôi. Khi quạy chạy tạo dòng chảy tôm yếu sẽ tấp vào giữa ao.  Thường xuyên kiểm tra sức khỏe những con tôm yếu tập trung ở vùng giữa ao nuôi vì chúng hay có triệu chứng bệnh.

5. Chất lượng thuốc kém

Chất lượng thuốc kém do quá trình bảo quản, vận chuyển và đóng gói thuốc không đúng cách. Ngoài ra còn do nguyên liệu sản xuất thuốc kém chất lượng hoặc do sử dụng thuốc hết hạn sử dụng.

Khi sử dụng thuốc kém chất lượng ngoài việc tôm không trị khỏi bệnh mà còn làm mầm bệnh nặng hơn và có khi làm tôm chết nhanh hơn.

Do đó người nuôi cần bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Sau khi sử dụng cần đậy kín nắp và không để tiếp xúc với ánh sáng. Xem kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng. Không sử dụng thuốc có thành phần mập mờ. Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi dùng.

6. Thuốc không vào được tôm bệnh

Tôm bệnh thường bỏ ăn, biếng ăn. Thuốc được trộn vào thức ăn sẽ không vào được cơ thể tôm bệnh. Vì thế, phải thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm phòng bệnh cho tôm. Phát hiện sớm tôm bị bệnh sẽ kịp thời xử lý khi tôm vừa chớm bệnh và điều trị hiệu quả.

7. Sử dụng thuốc không đúng cách

Những cách sử dụng thuốc sai thường gặp:

* Trộn nhiều loại thuốc trong một cữ ăn:

Người nuôi thường trộn một hay nhiều loại thuốc vào một cữ ăn của tôm. Ví dụ vừa trộn vitamin C vừa trộn khoáng chất. Hoặc kết hợp trộn acid đường ruột với men vi sinh đường ruột.

Trừ khi việc sử dụng thuốc điều trị bắt buộc phải trộn chung nhằm tăng hiệu quả của sử dụng thuốc. Còn lại nếu chưa có khuyến cáo của nhà sản xuất không nên trộn chung các loại thuốc trong 1 cữ ăn. Việc trộn chung các loại thuốc vào một cữ ăn sẽ gây lãng phí thuốc. Đồng thời tôm nuôi không hấp thụ hết và làm giảm tác dụng của thuốc. Vì một số thành phần của thuốc này có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc kia.

*Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh cho phòng bệnh. Khi sử dụng kháng sinh liều thấp liên tục dễ gây kháng thuốc. Chỉ khi nào xác định được nguyên nhân là do vi khuẩn mới dùng kháng sinh để trị bệnh. Hộ nuôi cần sử dụng đúng liệu trình 5-7 ngày và ngưng 1 tháng trước khi thu hoạch để tránh tồn dư kháng sinh.

Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất