Nguyên nhân làm tôm chết hàng loạt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trong khoảng 5-6 năm về trước, người dân đồng bằng Sông Cửu Long bắt đầu không muốn trồng lúa nông nghiệp nữa, mọi người bắt đầu đổ xô khoanh vùng đào ao nuôi tôm, vì lúc này, một số người mở đầu phương thức canh tác mới đem lại lợi nhuận cao, làm giàu nhanh chóng, người dân quê chân chất bắt đầu chạy theo mô hình làm giàu mới, chính là nuôi tôm, nhưng do chưa nắm rõ tôm cần những gì để phát triển tốt, để không bệnh tật và đem lại lợi nhuận cho người nuôi, chính vì thiếu hiểu biết mà cảnh “người người nuôi tôm, nhà nhà nuôi tôm” lâm vào tình trạng trắng tay, đau đầu vì tôm chết hàng loạt sau thả giống hay ngay cả khi thành phẩm sắp thu vớt để bán. Hôm nay chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn các nguyên nhân chủ yếu cũng như cách phòng và trị các loại bệnh mà tôm thường mắc phải trong khi nuôi, giúp người chăn nuôi nhận biết sớm để kịp thời chữa trị, hạn chế tối đa thất thu từ tôm.

Tôm chết hàng loạt

Các nguyên nhân làm tôm chết hàng loạt:

Nguyên nhân chủ yếu làm tôm chết hàng loạt ở Đồng bằng Sông Cửu Long là do dịch bệnh, vi khuẩn, virus gây ra, và nguyên nhân xâu xa để gây nên các bệnh lý dẫn đến chết hàng loạt tôm là do môi trường, nguồn nước và con giống không được khỏe mạnh.

Môi trường quá nóng, trong khi độ mặn trong nước tăng cao do hệ thống thủy lợi, kênh dẫn nước không hoàn thiện, nước chưa qua xử lý mà được dẫn trực tiếp vào ao nuôi, khiến tôm không đủ oxy để thở cũng như nhiệt độ nước quá nóng làm tôm không thể sống sót, theo thống kê tại hội nghị giao ban nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL thì tôm chết nhiều nhất được xác nhận tại 8 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Xem thêm > Nguyên nhân - triệu chứng và cách điều trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

Cụ thể tại tỉnh Bến Tre, qua kiểm tra một số vùng nuôi tập trung ở huyện Bình Ðại đã xuất hiện bệnh đốm trắng, với diện tích khoảng 16 ha. Tỉnh Long An, có gần 2.000 ha tôm sú bị thiệt hại vì bị bệnh thân đỏ và đốm trắng. Tiền Giang, hơn 76 ha tôm nuôi bị thiệt hại, với tổng lượng tôm giống là 13,3 triệu con, chủ yếu bệnh đốm trắng trên tôm nuôi 30-60 ngày tuổi. Còn tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,… tình trạng tôm chết rất đáng lo ngại và nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tôm nuôi chết nhiều là do con giống kém chất lượng, thời tiết diễn biến bất lợi cho sản xuất.

Nguyên nhân gây tôm chết hàng loạt

Tôm là thủy sản dễ nuôi nhưng cũng rất khó nuôi nếu như không biết cách, vì tôm rất dễ mắc bệnh và chết, mỗi lần chết là chết hàng loạt, nên người dân cần phải tìm hiểu thật kỹ về nuôi tôm, không tự phát đào ao thả tôm tự phát khi nguồn nước không đảm bảo, phải theo dõi liên tục tôm hằng ngày để xem xét bệnh tật ở tôm có những biểu hiện lạ nào, để kịp thời chữa trị, tránh lây lan qua  nhiều cá thể tôm khác, tránh thiệt hại cho chính mình.

Cần phối hợp với các cơ quan ban ngành có thẩm quyền để cải tạo lại hệ thống thủy lợi cấp thoát nước, bởi nguyên nhân xâu xa tôm chết vẫn là nguồn nước không đảm bảo, do đó với nguồn nước sạch, sẽ cho tôm phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Ngoài ra cũng cần chọn con giống khỏe mạnh, để quá trình nuôi tốt hơn và mỗi người dân cần ý thức được dịch bệnh để tuyên truyền, hỗ trợ phòng bệnh cũng như chữa bệnh cho nhau khi có dịch bệnh.

Cùng tìm hiểu về: > Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tôm Chết Sớm, Chết Hàng Loạt – Hội chứng EMS

Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất