Những nguyên nhân gây ra hội chứng tôm sú bị chết sớm
Hội chứng chết sớm ở tôm sú còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính AHPNS / AHPND hay được gọi chung là “bệnh gan” xảy ra chủ yếu ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh bắt đầu từ nhiều nước trên khu vực Châu Á và bùng phát tại Việt Nam vào năm 2010 đã gây nên thiệt hại đáng kể cho người nuôi.
Nguyên nhân gây nên hội chứng này được giới nghiên cứu chuyên môn đánh giá không rõ ràng, cùng với tốc độ lây lan bệnh nhanh, do đó khiến người nuôi không kịp ứng phó với bệnh, dẫn ra tôm chết hàng loạt, do đó chúng ta cần tìm ra nguyên nhân để biết được cách chưa trị hợp lí, giúp cữu vãn tình hình cho người nuôi.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên hội chứng tôm sú bị chết sớm:
Ngày 2/5/2013 Hiệp Hội Nuôi Trồng Thủy Sản Toàn Cầu (The Global Aquaculture Alliance – GAA) đã đưa ra thông tin chính thức về “nguyên nhân gây nên bệnh tôm chết sớm EMS” dựa trên kết quả nghiên cứu và công bố bởi nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Donald Lightner tại Đại học Arizona – Hoa Kỳ với những nguyên nhân chính sau:
Hội chứng chết sớm ở tôm còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm AHPNS / AHPND do một chủng vi khuẩn duy nhất khá phổ biến là Vibrio parahaemolyticus bị tấn công bởi một loại virus gọi là Phage (hay còn gọi là thực thể khuẩn) làm vi khuẩn tạo ra một loại độc tố cực mạnh. Độc tố này phá hủy các mô tế bào, gây rối loại chức năng cơ quan tiêu hóa và gan tụy ở tôm. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus xâm nhập cơ thể tôm thông qua đường tiêu hóa, tồn tại và phát triển mạnh trong đường ruột tôm và gây nên bệnh.
Vibrio parahaemolyticus có khả năng ký sinh trên rất nhiều đối tượng thủy sinh vật như cua, tôm, hàu, ốc, kể cả ký sinh trùng,… hoặc chúng cũng có thể bùng phát theo các điều kiện như:
- Khi tảo tàn (vì tảo chết là nguồn hữu cơ tốt cho vi khuẩn này).
- Khi nguồn hữu cơ trong ao cao.
- Khi nhiệt độ cao
- Khi pH cao.
- Khi độ mặn cao..
- Khi ao nuôi có nhiều ốc, hàu và ký sinh trùng.
Kinh nghiệm để tránh thiệt hại do tôm bị chết sớm
Trên đây là nguyên nhân gây nên bệnh chết sớm ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng trong chăn nuôi thâm canh hay bán thâm canh đều bị ảnh hưởng và phơi nhiễm. Do đó, cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh để chữa trị kịp thời khi tôm đã mắc bệnh cũng như phòng bệnh trên mọi phương pháp chăn nuôi nhằm đem lại lợi ích cho người nuôi. Nếu Nhà Nông còn gì khó khăn hãy liên hệ đội ngũ Kỹ Thuật Nhà Nông để được cung cấp các kiến thức và thông tin cần thiết về nuôi trồng thủy hải sản