Làm sao để nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt thành công
Thông thường các trại nuôi tôm thẻ, nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt chỉ thành công trong vài vụ đầu, những vụ sau thì bị mất mùa do tôm luôn bị bệnh và chết. Để duy trì sản xuất và nuôi tôm trong ao nước ngọt cần bổ sung đầy đủ và đúng cách các loại khoáng chất cho tôm, cùng với xử lí môi trường ao nuôi đúng cách sẽ thành công trong mỗi mùa thu hoạch tôm.
Làm sao để nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt thành công
Trong vài vụ nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt đầu tiên thì trong ao nước ngọt chất khoáng trong đất giải phóng ra môi trường, góp phần đảm bảo nồng độ muối khoáng trong nước. Sau đó lượng khoáng này giảm và tôm gặp vấn đề. Mà tôm thì rất cần khoáng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển, tôm hấp thu chất khoáng qua thức ăn và môi trường nước. Cùng với các bước những góp ý sau đây thì đảm bảo bạn sẽ có những vụ mùa thành công.
1.Chuẩn bị ao nuôi tôm nước mặn trong ao nước ngọt
Sau mỗi vụ nuôi dùng máy bừa để trải đều bùn ra toàn ao, sau đó phơi nắng cho đến khi bề mặt khô. Dùng vôi rải đều ao để làm tăng khoáng chất đất cũng như tăng độ kiềm và ổn định pH.
Những điều cần biết về chất lượng nước ao nuôi tôm
Xi phong -Phương pháp loại bỏ chất thải ao nuôi
Xử lý nước ở ao chứa: nước có độ mặn được thêm vào ao khoảng 8000 lít/4000 m3 để cung cấp nguyên tố vi lượng và khoáng chất cần thiết trước khi thả con giống. Điều chỉnh màu nước bằng cách sử dụng phân bón hòa tan để có được một lượng sinh vật phù du ổn định trong vòng 10 ngày trước khi thả giống.
Con giống và thả giống:
Mật độ thả 35 con/m2. Trong ao dùng bạt quây một góc ao lại. Ba ngày trước thả con giống nên bón nước ót khoảng 7000 lít nhằm nâng cao độ mặn trong lồng bạt. lồng bạt có mép bạt cao hơn mực nước 30-40cm.
- Thả giống:
Thường thả vào lúc 7h sáng. Ta thả bằng cách cho các bao giống nổi trên mặt nước để cân bằng nhiệt độ giữa bao giống và nước ao. Sau đó mở miệng bao từ từ để cho nước ao trộn đều với nước trong bao giống.
Ta cho khoảng từ 200 đến 300 con giống vào lồng lưới nhỏ. Sau 7 ngày đếm số tôm còn lại để xác định tỉ lệ sống. Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp, 3 lần/ngày và tăng dần lượng thức ăn và điều chỉnh lượng thức ăn theo thời tiết, điều kiện nước, màu sắc nước và tình trạng tôm lột. Thời gian cho ăn: 7h, 12h, 17h, 21h
Sau 7 ngày kéo một góc của lồng bạt xuống dưới mặt nước 30 cm để nước của ao và lồng bạt hòa vào nhau. Sau 3 ngày, độ mặn trong lồng bạt hạ xuống bằng 0 thì tiến hành tháo lồng.
Mỗi bửa ăn đều phải trộn khoáng và vitamin C, vì tôm rất cần nhiều khoáng chất mà hàm lượng khoáng trong ao nước ngọt rất hạn chế. Ngoài ra vitamin C còn giúp tôm tăng cường sức đề kháng.
- Quản lí môi trường nước
Sử dụng nước ót để cung cấp khoáng cho môi trường nước. Độ mặn trong nước phải có từ 120 đến 150 ppt, giữ độ kiềm ở mức hơn 120 ppm, pH đo buổi sáng là không dưới 7,5 và chiều không quá 8,2 . Khi pH biến đổi cần phải được điều chỉnh bằng cách dùng vôi hoặc kiểm soát vi sinh vật phù du và lượng thức ăn trong ao.
- Lưu ý:
Định kì đánh chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản đã ủ lên men với tần suất 1 tuần/lần. Nên bón vôi để duy trì độ kiềm > 120 ppm.
Sử dụng quạt nước để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan ( DO) luôn cao hơn 5 mg/l. Nên kiểm tra sức khỏe tôm từ 2-5 giờ sáng để giúp dự đoán tốt vấn đề về sức khỏe tôm trong 2 3 ngày tiếp theo, từ đó có biện pháp phòng tránh thích hợp.
Kiểm soát dịch bệnh: nếu kiểm soát tốt chất lượng con giống đầu vào thì khả năng nhiễm một số bệnh thường gặp như Vibro là thấp.