Tôm bị stress do đâu và điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Trong chăn nuôi thủy sản bà con cần trang bị kiến thức đầy đủ để tôm cá khỏe mạnh và đạt được năng suất lý tưởng để vụ mùa bội thu. Trong bài viết này bác sĩ nhà nông sẽ cùng bạn tìm hiểu tôm bị stress gây nguy hiểm như thế nào. Những kiến thức này rất cần thiết cho bất cứ ai kinh doanh và nuôi trồng thủy sản. Cùng đón đọc nhé!
Tôm bị stress do những nguyên nhân nào và biểu hiện ra sao?
Trước tiên cần tìm hiểu những nguyên nhân gây stress cho tôm là do:
- Thay đổi thời tiết, khí hậu: thời tiết nắng gắt kéo dài, trời âm u, mưa nhiều ngày…
- Thay đổi thức ăn đột ngột không phù hợp
- Việc nuôi ghép làm thay đổi môi trường sống
- Quá trình vận chuyển và nuôi nhốt khiến tôm bị sốc
- Thả tôm không đúng cách: thả tôm vào thời điểm không thích hợp..
- Mật độ nuôi quá dày và yếu tố môi trường không đảm bảo….
- Một nguyên nhân cũng rất quan trọng đó là chất lượng nước kém: thiếu oxy, pH cao, khí độc H2S, NO2, NH3 vượt ngưỡng, chất rắn lơ lửng, hàm lượng kim loại cao…
Trên đây là một số nguyên nhân khiến tôm cá của bà con bị stress. Hãy quan sát thật kỹ để xem điều kiện nuôi trồng có mắc phải những vấn đề trên hay không.
Cách phát hiện tôm bị stress:
Khi tôm có dấu hiệu bị stress sẽ bắt đầu giảm ăn, đôi khi bỏ ăn, màu sắc cơ thể cơ thể bất thường như cơ thể chuyển sang màu tím nhạt, hồng nhạt hoặc sẫm hơn so với bình thường, ngoài ra tôm dễ bị cong thân đục cơ.
Tôm bị stress nhiều ở các ác ao nuôi tôm,và đặc biệt ở các ao nuôi tôm thâm canh.
Tác hại của stress ở tôm tuy thầm lặng nhưng cũng rất nguy hiểm bởi khi tôm bị stress trao đổi chất bị rối loạn, dẫn đến mất khoáng, giảm hấp thu dưỡng chất. Từ đó tôm dễ mắc bệnh và dẫn đến chết hàng loạt.
Biện pháp nào giúp tôm vượt qua stress?
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu chính xác những nguyên nhân gây stress cho tôm, từ đó chủ động giảm thiểu tác hại của các nguyên nhân gây ra stress, dần dần tình trạng stress của tôm sẽ giảm dần và được cải thiện.
Những biện pháp giúp bà con đưa đàn tôm vượt qua stress:
+ Sát khuẩn ao nuôi tôm theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ nhà nông
+ Trường hợp nắng nóng kéo dài cần kiềm chế lượng thức ăn để tránh phân sống gây ô nhiễm nước và tôm dễ bị bệnh phân trắng
+ Cung cấp đủ quạt nước đảm bảo oxy, ở vùng rìa chất thải tối thiểu 4ppm.
+ Bổ sung đầy đủ Vitamin C 70, Vitamin tổng hợp Nerin bằng cách trộn cho tôm ăn hoặc tạt vào nước.
+ Tăng sức đề kháng cho tôm
+ Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước như men vi sinh SL BZT.
Việc sử dụng siêu men vi sinh là một trong những việc làm quan trọng để giảm ngay nạn tôm bị stress. là một sản phẩm vô cùng hữu ích cho bà con ngay trong thời điểm này.
Công Dụng của siêu men vi sinh này là:
- Xử lý môi trường ao nuôi đang suy giảm chất lượng nước trong trường hợp khẩn cấp.
- Hạn chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây bệnh có hại cho tôm cá.
- Duy trì ổn định hệ vi sinh có lợi cho ao nuôi.
- Giảm các bệnh về tiêu hóa ở tôm cá, cải thiện năng suất cho bà con.
- Giúp giảm stress và tỉ lệ bệnh tật cho tôm cá.
- Giảm tỉ lệ chết, hao hụt trong quá trình nuôi, giúp bà con tối ưu lợi nhuận đáng kể.
- Không cần ủ men trước khi đánh.
Liều Dùng :
- 500 g / 10.000 m3 nước/tuần.
Với những công dụng ưu việt và nổi bật này siêu men vi sinh Silver – Bio nhất định là người bạn đồng hành cho bà con nhà nông trong vụ mùa chăn nuôi của mình. Bà con nên liên hệ đến số hotline để được tư vấn chi tiết hơn.
Để giảm stress và bệnh tật cho tôm cá bà con hãy thực hiện theo những hướng dẫn trên đây. Việc chuẩn bị trước những kiến thức như thế này rất quan trọng, giúp ngăn ngừa những tổn thất không đáng có cho bà con. Liên hệ đến Bác sĩ nhà nông để được hỗ trợ tư vấn cho tình trạng tôm bị stress chu đáo hơn nhé!