Bà con nhà nông cần lưu ý bệnh đường ruột ở tôm
Chắc hẳn triệu chứng bệnh đường ruột ở tôm khiến bà con không khỏi lo lắng trong mỗi mùa vụ. Làm thể nào để ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này cho ao tôm của mình? Cùng Bác sĩ nhà nông tham khảo ngay nội dung bên dưới nhé!
Bệnh đường ruột ở tôm biểu hiện như thế nào?
Đường ruột là bộ phận quan trọng nhất của tôm, đường ruột khỏe mạnh thì tôm sẽ có quá trình sinh trưởng khỏe mạnh và ngược lại. Vì cơ thể tôm có cấu tạo rất đơn giản rất dễ mẫn cảm với mầm bệnh, một khi đường ruột có vi khuẩn xâm nhập sẽ làm tôm yếu và rất nhanh chết.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng phần lớn các bệnh nguy hiểm như: phân trắng, hội chứng tôm chết sớm EMS, EHP…đều xuất phát từ bệnh đường ruột.
Biểu hiện bệnh đường ruột ở tôm thường thấy là:
- Tôm yếu ăn hoặc bỏ ăn, đường ruột bị mờ đục, bị đứt từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột, đường ruột bị viêm đỏ.
- Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm.
- Khi kiểm tra phân tôm không suôn, dễ nát, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường.
Những nguyên nhân nào gây nên bệnh đường ruột ở tôm?
Nhiều nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh đường ruột ở tôm là do vi khuẩn Vibrio. Vi khuẩn này xâm nhập vào đường ruột tôm, chúng bám vào thành ruột, tiết ra độc tố phá hủy thành ruột và làm cho thành ruột bị viêm loét dẫn đến tôm không ăn được, đường ruột bị trống dẫn đến tôm bệnh chết.
Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác nữa như:
- Thức ăn không tốt: thức ăn bị nhiễm nấm mốc, độc tố…
- Tôm ăn phải tảo độc bị tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được.
- Do ký sinh trùng bám vào thành ruột và gây tổn thương ruột.
- Do thời tiết thay đổi khiến tôm có sức đề kháng kém.
- Các loại khí độc dưới đáy ao như: H2S, NH3, NO2
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở tôm rất quan trọng, khi đó bạn sẽ tìm được giải pháp điều trị chính xác, dứt điểm mà không mất quá nhiều thời gian.
Điều trị bệnh đường ruột ở tôm như thế nào để hiệu quả dứt điểm?
Để điều trị những chứng bệnh đường ruột ở tôm bà con nên sử dụng nhóm vi sinh sống như nhóm Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces… trộn vào thức ăn, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường chuyển hóa và hấp thu thức ăn. Một khi hệ vi sinh vật có lợi phát triển sẽ tiêu diệt và loại bỏ dần những vi khuẩn có hại, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm. Bên cạnh đó nó còn tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để tăng sức đề kháng cho tôm.
Với mục đích mong muốn tìm ra giải pháp an toàn, hiệu quả cho bà con trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh viêm ruột ở tôm do vi khuẩn Vibro gây ra. Bác sĩ nhà nông đã có kháng sinh thủy sản PROBUTIN, loại kháng sinh có nguồn gốc xuất xứ từ Italya giúp bà con xua tan những lo lắng và khó khăn khi thủy sản bị dịch bệnh, giảm năng suất.
Sản phẩm Pro-butin không chỉ vượt trội hạn chế tôm chết sớm còn cung cấp đủ các chất cần thiết cho tôm. Hiệu quả trị bệnh đường ruột ở tôm cụ thể như sau:
+Tăng cường sức đề kháng, Thanh lọc gan, chống ngộ độc, tái tạo tế bào gan bằng cơ chế tái tạo tế bào gốc, đặc trị các bệnh về gan như Viêm gan, Xơ gan không bù…
+ Phòng và đăc trị các bênh đường ruột tôm do vi khuẩn Vibrio gây ra: ruột trống, ruột teo, sưng gan, teo gan, vàng gan, đỏ gan, hạn chế dịch bệnh tôm chết sớm ( EMS ).
Liều lượng sử dụng kháng sinh ProButin này cụ thể trong từng trường hợp như sau:
+ Trường hợp phòng bệnh: 2-3g/kg thức ăn, dùng liên tục 3-5 ngày, mỗi ngày cho ăn 2-3 lần. Định kỳ 5 ngày lập lại 1 lần.
+ Trường hợp trị bệnh: 5-7g/kg thức ăn, dùng liên tục 3 ngày, mỗi ngày 3-4 lần.
Tìm mua kháng sinh ProButin bà con đã có ngay địa chỉ của Bác sĩ Nhà nông. Với dịch vụ tư vấn, hỗ trợ 24/7 kết hợp với các kênh trực tuyến giúp bà con liên hệ ngay khi cần và được trao hàng tận tay vô cùng nhanh chóng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ tư vấn, xử lý kịp thời các triệu chứng bệnh đường ruột ở tôm bà con nhé!
Với bà con nhà nông việc ngăn ngừa và tìm cách điều trị bệnh cho đàn vật nuôi là rất quan trọng. Thấu hiểu điều đó nên Bác sĩ nhà nông đã đề cập rất nhiều triệu chứng bệnh lý và cách khắc phục kịp thời, bà con theo dõi thường xuyên để biết cách xử lý tránh những tổn thất nặng nề nhé!