Các mức độ nhiễm đốm trắng ở tôm

Vào giai đoạn giao mùa, tôm rất dễ bị nhiễm bệnh do các tác nhân bên ngoài gây nên, đặc biệt là bệnh đốm trắng. Đây là bệnh nguy hiểm, dễ lây lan và gây thiệt hại nặng nề cho đàn tôm nếu không phát hiện đúng lúc.

Xem thêm:

Bệnh đốm trắng ở tôm được phân thành các giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn mới phát bệnh đến giai đoạn cấp tính là lúc tôm dễ chết hàng loạt nhất, do đó bà con cần theo sát tôm hằng ngày để phát hiện bệnh sớm nhất thông qua các triệu chứng sau:

Giai đoạn mãn tính của bệnh đốm trắng

  • Tôm không chết.
  • Có thể có hoặc không có đốm trắng trên vỏ giáp.

Tôm sú bị bệnh đốm trắng

Đây là giai đoạn rất nguy hiểm vì có nguy cơ làm tăng khả năng lây lan rộng rãi bệnh tôm đốm trắng. Bệnh thường có xu hướng lây lan chủ yếu theo chiều ngang qua nước, thức ăn và rất dễ bùng phát khi môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu làm cho tôm nuôi bị sốc. Do đó không để ý kỹ sẽ khiến người dân tưởng tôm không hề mắc bệnh

Gia đoạn cận cấp tính của bệnh

  • Tôm ít ăn.
  • Bơi lội chậm chạp.
  • Có thể thấy hoặc không thấy đốm trắng.
  • Tỉ lệ chết tích lũy 30-80%.

Tôm bị bệnh ở mọi giai đoạn, nhưng mẫn cảm nhất ở giai đoạn 40 – 45 và 60 – 65 ngày sau khi thả. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng thời gian tôm thả nuôi từ hai tháng trở lên nhưng cũng có thể xuất hiện trong tháng đầu thả nuôi. Giai đoạn này kích thước tôm nhỏ nên rất khó nhìn thấy đốm trắng mà chỉ thấy đỏ thân, do độc lực của virus mạnh nên có khi chưa phát hiện thấy đốm trắng thì tôm đã chết

Giai đoạn cấp tính

  • Bơi lội lờ đờ.
  • Ngừng ăn.
  • Tôm hấp hối tập trung gần mặt nước quanh bờ ao.
  • Vỏ giáp đầu ngực lơi lỏng.
  • Ruột giữa màu trắng chạy dọc theo bụng.

Biểu hiện bệnh rõ nhất khi xuất hiện các đốm trắng trên thân, bóc tách vỏ giáp đầu ngực, soi dưới ánh sáng sẽ thấy các đốm trắng có đường kính 0,5-2mm bên trong giáp đầu và đốt thứ 5-6. Đốm trắng có tâm đen trong, bên ngoài đục. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất vào thời điểm giao mùa. Khi xuất hiện các đốm trắng thì sau 3-10 ngày tôm sẽ chết hàng loạt với tỉ lệ rất nhanh.

Vậy phải làm sao khi tôm có dấu hiệu bệnh đốm trắng

– Tiến hành xét nghiệm tôm với những công nghệ phát hiện bệnh đốm trắng để sớm tìm ra và thiết lập các biện pháp phòng ngừa kiểm soát.

– Nước trong ao nuôi cần phải được khử trùng nghiêm ngặt. Chất lượng nước nên được cải thiện bằng cách bổ sung các tác nhân sinh vật để giảm bớt bệnh như sử dụng vi sinh, hay các vi khuẩn có lợi.

– Tăng cường quản lý thức ăn. Cần phải lựa chọn thức ăn và cho ăn một cách khoa học. Ngăn chặn các loại địch hại vào trong ao như cua, ghẹ…

– Bổ sung các chất dinh dưỡng vào thức ăn như vitamin, khoáng để nâng cao sức đề kháng cho virus và hệ miễn dịch cho tôm.

*Chữa trị: Trong giai đoạn đầu của việc chữa trị chủ yếu qua thức ăn và sự cải thiện và khử trùng nước trong ao. Một số loại thuốc kháng sinh thủy sản có đơn và không có đơn như thuốc kháng virus, kháng khuẩn, thuốc bảo vệ gan, mật và vitamin được dùng để kiểm soát bệnh trong giai đoạn này. Sau đó thay nước và khử trùng để làm mật độ và sức sống của mầm bệnh trong nước và ngăn ngừa sự lây nhiễm thứ cấp. 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất