Những sai lầm trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm, hay bất cứ vật nuôi nào khác đôi khi chúng ta mắc những sai lầm chủ quan khiến chất lượng nuôi suy giảm và năng suất thấp. Bài viết hôm nay của Bác Sĩ Nhà Nông sẽ chỉ ra những sai lầm trong nuôi tôm mà bà con nông dân hay phạm phải, từ đó tiến tới rút kinh nghiệm và nâng cao năng suất ao nuôi.

Những sai lầm trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Những sai lầm trong nuôi tôm thẻ chân trắng

1. Sai lầm trong nuôi tôm: Quá kỳ vọng vào đối tượng mới 

Không như nuôi tôm sú, nuôi tôm thẻ chân trắng dễ hơn rất nhiều, sức sống cao, ít dịch bệnh, thời gian nuôi ngắn và có thể nuôi mật độ cao. Với quá nhiều ưu điểm mà bà con nông dân chủ quan và vô tư dùng những kĩ thuật nuôi có sẵn áp dụng lên ao nuôi. Do có thể nuôi mật độ cao, nên có những ao được thả với mật độ 100 con/m2 dẫn đến tăng nguy cơ dịch bệnh, tôm chậm lớn, thiếu oxy…lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng đàn nuôi. Đây là sai lầm trong nuôi tôm đầu tiên mà nhiều người phạm phải.

2. Mật độ nuôi quá cao

Tôm sú hay tôm thẻ chân trắng đều có một mật độ nuôi chuẩn, phù hợp với điều kiện phát triển của từng loại.Với tôm thẻ chân trắng, mật độ nuôi thích hợp là dưới 100 con/m2, đây là mật độ phù hợp giúp giảm chi phí con giống, thức ăn, tăng tốc độ nuôi giúp giảm thời gian canh tác. Bà con nông dân nên chọn giống bố mẹ tốt chất lượng cao giúp tăng tỷ lệ sống sót cũng như phòng ngừa được dịch bệnh.

3. Không định hướng quy trình kỹ thuật

Dù nuôi tôm sú, nuôi tôm thẻ tôm thẻ chân trắng hay bất kỳ một vật nuôi nào khác thì khâu xác định kỹ thật nuôi là vô cùng quan trọng, điều đó quyết định 70% sự thành công của bạn. Kỹ thuật nuôi tốt giúp ngăn ngừa dịch bệnh, tôm mau lớn, tránh được những tác động xấu từ môi trường. 

Có khá nhiều bà con nông dân xem thường khâu xử lý ao trước và sau khi nuôi, cũng như xử lý ao nuôi đang nhiễm bệnh không đúng cách khiến thời gian xử lý kéo dài. Trong thời gian đó, tôm không phát triển được và phải mất tiếp thời gian để tôm phục hồi. Cho nên, xác định đúng kỹ thuật chuẩn bị ao, xử lý ao nhiễm bệnh là điều rất quan trong mà bà con cần chú ý.

4. Lúng túng trong khâu xử lý sự cố

Như đã nói ở trên, việc không nắm vững kỹ thuật xử lý ao nhiễm bệnh khiến thời gian xử lý lâu dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm. Những lỗi thường gặp trong lúc xử lý ao khi nhiễm bệnh là: lạm dụng kháng sinh hoặc những hóa chất tức thì mà không kết hợp các biện pháp giải độc, cân bằng mặn, pH, oxy…Khiến hiệu quả xử lý thấp và tỷ lệ tái phát cao

5. Không cần phối trộn dinh dưỡng bổ sung

Hầu hết những người nuôi tôm cho rằng, nuôi tôm thẻ chân trắng rất dễ không cần thiết phải bổ sung dinh dưỡng. Nhưng, trong môi trường công nghiệp chật chội và oxy kém thì việc hỗ trợ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn rất quan trọng, vì nó quyết định được hệ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn), quyết định chi phí nuôi tôm. Thực tế áp dụng cho thấy, việc bổ sung thêm men tiêu hóa vào trong khẩu phần ăn của tôm sẽ giúp nâng cao khả năng tiêu hóa của tôm, kích thích tôm ăn nhiều, mau lớn.

6. Sử dụng vôi quá mức

Một sai lầm trong nuôi tôm nữa của bà con nông dân đó là sự lạm dụng vôi bột trong xứ lý ao nuôi. Tuy không phủ nhận lợi ích của việc bón vôi nhưng phải đảm bảo đúng liều lượng, tránh dùng quá liều:
   + CaO pH lên tới 12: Dùng trong cải tạo ao, rửa ao diệt khuẩn
   + CaCO3 pH cao nhất bằng 9, tăng cường pH và tăng hệ đệm
   + MgCa(CO3)2 pH lên tới 9 – 10, tăng độ kiềm (Alkalinyty), cung cấp dinh dưỡng và khoáng cho tảo

Việc đánh vôi nhiều xuống ao làm tăng hàm lượng cation Ca++ làm cho quá trình sinh hoá và hoá lý trong ao giảm dẫn đến là giảm hàm lượng vi sinh vật có lợi, oxy hoà tan kém tôm càng dễ nổi đầu, tôm kém phát triển.

CaCO3 khi đánh xuống ao phải phân ly được Ca++ và CO3– thì lúc đó sử dụng vôi mới hiệu quả, nhưng vôi đang sử dụng hiện nay có hàm lượng tạp chất quá cao quá trình phân ly kém cho nên phải tăng liều lượng sử dụng lâu ngày tạo thành chất lơ lửng ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc diệt khuẩn và hoá chất xử lý, và khả năng Oxy hoà tan kém.

Trên đây là những sai lầm trong nuôi tôm mà bà con nông dân thường mắc phải, bà con cần tránh để đạt năng suất cao trong sản xuất.

Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho bà con nông dân, quý bà con có thể truy cập chuyên mục Kỹ Thuật của chúng tôi để đọc nhiều thông tin bổ ích trong quá trình nuôi tôm. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến Hotline 0909 56 22 58 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

Xem thêm những chứng bệnh trên tôm bạn cần chú ý:

Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất