5 loại bệnh thường gặp ở cá da trơn mà nhà nông nên biết ?

Nếu bạn đang nuôi trồng thủy hải sản thì cần phải quan tâm rất nhiều vấn đề như con giống, cách nuôi, các bệnh thường mắc phải… Nếu bạn đang nuôi cá da trơn thì vấn đề bệnh thường gặp ở cá da trơn là một trong những thông tin bạn không nên bỏ qua, Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn 5 bệnh thường gặp ở cá da trơn nhất mà nhà nông nên biết để phòng ngừa được cung cấp từ Bác Sĩ Nhà Nông.

5 bệnh thường gặp ở cá da trơn cần phải chú ý

Theo các nhà nghiên cứu về bên nuôi trồng thủy hải sản chia sẻ thì hiện nay có rất nhiều mầm bệnh xuất hiện ở thủy hải sản. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ 5 loại bệnh  thường gặp ở cá da trơn gồm những loại bệnh sau:

Bệnh ở cá da trơn

Bệnh không truyền nhiễm trên cá da trơn:

Đây là loại bệnh không lây nhiễm trên cá mà yếu tố chính là do môi trường thiếu dinh dưỡng gây suy giảm miễn dịch trên cá. Loại bệnh này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng lại gây ra một số tác hại như: Giảm tăng trưởng ở cá và không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguyên nhân cụ thể của bệnh này là do môi trường nuôi thiếu Vitamin C, Vitamin D, canxi, phốt pho. Ngoài ra, nó còn do môi trường ao nuôi nghèo dinh dưỡng hoặc chế độ cho ăn kém, chất lượng nước không đảm bảo và thừa thức ăn…Chính những yếu tố này đã gây ra bệnh trên cá, gây ra các tình trạng nhiễm trùng trên cá da trơn và các bệnh dễ mắc phải khác.

Bệnh máu nâu ở cá da trơn:

Bệnh này cũng do môi trường nuôi cá không đảm bảo gây ra, mà cụ thể là do ngộ độc nitrit. Nồng độ nitrit trong môi trường nước ở ao nuôi của bạn quá cao nên gây ảnh hưởng tới cá. Hợp chất này được tạo ra do vi khuẩn phân hủy amoniac trong môi trường nước cộng thêm yếu tố từ thức ăn thừa, vật chất hữu cơ làm chúng vượt ngưỡng kiểm soát và gây bệnh cho cá.

Bệnh máu nâu trên cá da trơn

Tác hại của bệnh này chính là chuyển màu máu cá từ màu đỏ sang màu socola nâu, máu không có khả năng vận chuyển oxi cho môi trường bên trong. Chính vì thế, cá dễ bị ngạt và chết.

Bệnh vàng da ở cá da trơn:

Loại bệnh này có biểu hiện rất rõ ràng vì ở vùng bụng cá có màu vàn, màng cứng của mắt và vây tương tự cũng có màu vàng. Bệnh này xảy ra trên cá da trơn là do thừa sắc tố mật trong máu và bạch huyết.

Bệnh vàng da ở cá da trơn

Nguyên nhân gây nên bệnh vàng da này là do nhiễm Myxosporean với nồng độ cao. Chính vì vậy, mang cá bị ảnh hưởng bởi bệnh trở nên nhợt nhạt. Ngoài ra các bộ phận khác trên cá cũng có màu vàng nhợt nhạt.

Bệnh trắng gan, trắng mang trên cá da trơn

Loại bệnh này diễn ra khá phổ biến trên giống cá da trơn, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nhưng theo một số nhà khoa học thì loại bệnh này xảy ra là do ngay từ khi còn là cá giống, chúng đã được người nuôi cho ăn kháng sinh liều cao nên tích tụ nhiều ở gan.

Chính vì lý do này mà gan hoạt động kém làm cá bị thiếu máu nên mang cá không lấy được oxi và không vận chuyển đi nuôi cơ thể được.

Bệnh xuất huyết trên cá:

Đây là bệnh thường gặp còn gọi là bệnh hoại tử da trên cá da trơn và gây thiệt hại lớn trên cá da trơn. Chính vì thế mà người nuôi cần nắm chắc dấu hiệu bệnh lý và tác nhân gây bệnh để phòng và trị bệnh kịp thời .

Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết trên cá là do một số loại vi khuẩn sau đây gây ra: Aeromonas,hydrophilaPseudomonas,  E.ictaluri,Clostridium spChính vì thế mà người nuôi cần chú ý tới để phòng tránh bệnh cho cá.

Đây là 5 loại bệnh thường gặp ở cá da trơn nên bạn cần phải chú ý, tránh để gây ra thiệt hại nặng ở ao cá nhà mình.

Bệnh xuất huyết ở cá da trơn

Cách phòng tránh bệnh thường gặp trên cá da trơn mà bạn nên biết

Để tránh cho cá ở ao nuôi của bạn không bị mắc bệnh bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để phòng tránh bệnh cho cá:

+ Chọn loại cá giống khỏe, không bị nhiễm bệnh để nuôi

+ Xử lý môi trường nuôi cho tốt: Bạn nên thường xuyên hút đáy định kỳ, không để nước ở môi trường ao nuôi quá xanh, không để hiện tượng tảo xuất hiện.

+ Thường xuyên bổ sung các loại vitamin C và men tiêu hóa cho cá định kỳ từ 2 – 3 lần trong 1 tuần để cá có khả năng miễn dịch và đề kháng tốt. Từ đó hạn chế được các bệnh thường gặp trên cá.

+ Bạn cũng phải diệt khuẩn định kỳ nguồn nước ao nuôi trong thời gian từ 7 – 10 ngày/lần.

+ Ngoài ra, bạn cần phải xổ ký sinh định kỳ 20 ngày/lần đối với cá giống hoặc 30 ngày /lần đối với cá thịt.

Trên đây là 5 bệnh thường gặp ở cá da trơn đã được nên cụ thể nguyên nhân và cách phong tránh. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có biện pháp tháo gỡ những rắc rối trên ao nuôi nếu cá của bạn gặp phải.

Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất