Các bệnh thường gặp ở tôm mà Nhà Nông nên biết
Nuôi trồng thủy hải sản ngày càng được phát triển không chỉ trong cả nước mà còn trên thế giới. Trong đó chăn nuôi thủy sản tôm là ngành đang được quan tâm nhất. Song song với sự phát triển trong chăn nuôi ngày càng tăng trong diện tích quy hoạch thì tình trạng bệnh kèm theo ở tôm cũng có những diễn biến phức tạp hơn. Sau đây là các bệnh lý thường gặp ở tôm trong quá trình nuôi bao gồm cả tôm giống và tôm thương phẩm mà nhà nông nên nắm để phòng ngừa rủi ro khi nuôi tôm.
Các bệnh thường gặp ở tôm mà Nhà Nông nên biết !
1/ Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi bệnh đục cơ ở tôm do virus (IMNV)
Được phát hiện lần đầu trên tôm thẻ chân trắng tại Mexico năm 2004. Bệnh có đặc trưng bởi hiện tượng hoại tử từ những điểm nhỏ sau đó lan dần ra, thường phần đuôi tôm xuất hiện màu trắng đục là dễ nhận biết nhất. Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh hoại tử cơ có tỷ lệ chết từ 35 – 55%, thậm chí còn cao hơn con số thống kê.
Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ muối và nhiệt độ môi trường cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh IMNV bùng phát. Bệnh hoại tử cơ có khả năng lây nhiễm sang một số loài tôm khác, kể cả tôm sú.
Tác nhân gây bệnh: Infectious myonecrosis virus
Vật nuôi cảm nhiễm: Tôm thẻ chân trắng (cảm nhiễm nhất), tôm sú ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng.
Tìm hiểu thêm về Nguyên nhân – triệu chứng và cách điều trị bệnh đục cơ ở tôm sú
2/ Vi khuẩn gây hoại tử gan tụy (Necrotizing Hepatopancreatitis – NHP)
Các dấu hiệu bệnh lý không rõ ràng, bao gồm: Tôm bơi lờ đờ, giảm ăn, tăng trưởng chậm, vỏ mềm và gan tụy teo. Kiểm tra ở các góc ao/đầm, tôm mắc bệnh ruột bị rỗng, bẩn, biểu mô bề mặt ruột tăng sinh hoặc bị nhiễm khuẩn thứ phát cùng với sự xuất hiện các chấm đen ở gan tụy. Tỷ lệ chết lên tới 95% ở những đàn tôm nuôi không được điều trị bệnh.
Tác nhân gây bệnh: Là loại vi khuẩn Gram âm có cấu trúc giống như vi khuẩn Ricketsia. Gọi là vi khuẩn gây hoại tử gan tụy (NHPB)
Vật nuôi cảm nhiểm: Tôm thẻ chân trắng, tôm xanh châu Á – Thái Bình Dương (P. stylirostris), tôm sú ở giai đoạn hậu ấu trùng, tôm giống và tôm trưởng thành.
Xem tiếp về Nguyên nhân – triệu chứng và cách điều trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm
3/ Bệnh virus gan tụy (Hepatopancreatic Parvovirus Disease)
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu trên tôm sú nuôi ở Quảng Ninh năm 2002 với đặc điểm bệnh lý ở tôm không đặc trưng hay cụ thể, nhìn sơ bộ có thể thấy tôm chậm lớn, ít hoạt động, đục thân, vỏ và phụ bộ thường có nhiều sinh vật bám. Gan tụy bị phá hủy và có màu trắng. Tỷ lệ chết có thể từ 50 – 100% trong 4 tuần.
Tác nhân gây bệnh: Virus Hepatopancreas Parvovirus (HPV)
Vật nuôi cảm nhiễm: Tôm he ở giai đoạn tôm giống
4/ Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm (Infectious Hypodermal and Haematopoetic Necrosis – IHHNV)
Bệnh lí xuất hiện đầu tiên vào năm 1981 ở Hawaii và nhanh chóng lan qua các nước Châu Mỹ và Châu Á với triệu chứng là tôm có biểu hiện hôn mê, hoạt động yếu, chùy biến dạng, lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng màu đục. Tôm thẻ chân trắng thể hiện hội chứng dị hình, an-ten quăn queo, vỏ xù xì hoặc biến dạng. Hệ số còi cọc trong đàn tôm giống chân trắng bị bệnh IHHNV thường từ 10 – 30%, khi bị bệnh nặng có thể tới 50%.
Tác nhân gây bệnh: Do virus Infection Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus (IHHNV) gây ra.
Vật nuôi cảm nhiễm: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở tất cả các giai đoạn.
5/ Hội chứng Taura (Taura Syndrome – TS)
Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Ecuador năm 1991 trên tôm thẻ chân trắng và nhanh chóng lây lan sang các nước ở khu vực châu Mỹ La tinh, châu Á với 3 giai đoạn bệnh lí khác nhau: Thể cấp tính: đuôi tôm phồng lên và chuyển sang màu đỏ (còn gọi là bệnh phồng đuôi tôm). Tỷ lệ chết từ 40 – 90% trong vòng 5 – 20 ngày; Giai đoạn chuyển tiếp: xuất hiện các đốm đen trên biểu bì, phồng đuôi và chuyển màu đỏ (người ta thường gọi là bệnh đỏ đuôi); Nếu bệnh chuyển sang thể mãn tính, xuất hiện nhiều đốm nhiễm melanin.
Tác nhân gây bệnh: Taura Syndrome Virus (TSV).
Vật nuôi cảm nhiễm: Tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn 14 – 40 ngày tuổi.
Xem cụ thể Nguyên nhân – cách phòng và điều trị bệnh phồng đuôi trên tôm
6/ Bệnh đầu vàng (Yellowhead Disease – YHD)
Bệnh tìm thấy đầu tiên tại Thái Lan vào đầu những năm 1990 sau đó lan ra các nước khu vực Đông Nam Á, Châu Á với bệnh lý đặc trưng: Tôm bị bệnh có biểu hiện ăn nhiều khác thường, sau đó ngừng ăn, với sự xuất hiện màu vàng ở phần đầu ngực và sự nhạt màu của toàn cơ thể, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và ven bờ rồi chết với mức độ tăng dần trong vòng 2 – 4 ngày, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.
Tác nhân gây bệnh: Yellowhead complex virus (YHCV).
Vật nuôi cảm nhiễm: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
7/ Bệnh đốm trắng (WSD)
Bệnh xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc năm 1992, nhanh chống bùng phatsra toàn Châu Á và Châu Mỹ với bệnh lý đặc trưng là tôm có nhiều đốm trắng có kích thước từ 0.5 – 2mm bên trong vỏ nhất là vùng giáp đầu ngực, đốt bụng 5, 6 và sau đó lan truyền toàn thân. Đôi khi tôm còn có hiện tượng đỏ thân. Bệnh thường xuất hiện ở thời điểm 1-2 tháng sau khi nuôi.
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do White spot syndrome virus (WSSV) gây ra
Vật nuôi cảm nhiễm: Tôm thẻ chân trắng trong giai đoạn 30 – 35 ngày tuổi.
Các bệnh lý diễn biến phức tạp nên muốn phòng và chữa bệnh cho tôm trước hết chúng ta cần quan trọng trong việc chọn lựa chon giống, chọn tôm bố mẹ, tôm giống không nhiễm bệnh, nguồn nước ao nuôi cần phải có lắng động một thời gian và xử lý không nên dẫn trực tiếp từ tự nhiên vào nuôi, và vệ sinh ao nuôi thường xuyên để tạo môi trường sạch, thoáng khí cho tôm phát triển. Theo dõi tôm thường xuyên, nếu phát hiện bệnh sớm thì dùng thuốc hợp lý để cứu chữa kịp thời cho tôm, tránh hiện tượng chất hàng loạt, thất thu trong kinh doanh.
Kỹ thuật về Dấu hiệu của bệnh đốm trắng ở tôm sú và cách phòng tránh – điều trị