Dấu hiệu của bệnh đốm trắng ở tôm sú và cách phòng tránh – điều trị

Tôm sú là tôm đem lại sản lượng cao mỗi năm cho người nuôi, lợi nhuận thu được từ nuôi tôm sú rất cao, do đó việc người dân đổ xô nhau nuôi tôm là điều khó tránh khỏi, song không phải ai cũng biết cách phòng bệnh cũng như nắm được các triệu chứng và điều trị bệnh hợp lí cho tôm khi mắc bệnh. Trong các bệnh phổ biến thường gặp ở tôm thì bệnh đốm trắng là một trong những bệnh dễ nhận biết cũng như phòng trị bệnh nhất. Người nuôi hãy cùng kỹ thuật bác sĩ nhà nông tìm hiểu các triệu chứng bệnh cũng như cách phòng và trị bệnh để giúp vụ mùa bội thu.

Bệnh đốm trắng ở tôm sú

Dấu hiệu của bệnh đốm trắng ở tôm sú và cách phòng tránh – điều trị

Nguyên nhân bệnh đốm trắng trên tôm sú:

Bệnh đốm trắng ở tôm sú được xác định do 3 nguyên nhân chính sau đây:

  • Virus White Spot Syndrome (WSSV) gây ra
  • Vi khuẩn Bacteria White Spot Syndrome (BWSS) gây nên.
  • Môi trường thay đổi thất thường, nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm mà chủ nuôi không để ý.

Dấu hiệu nhận biết tôm mắc bệnh:

Do virus White Spot Syndrome (WSSV): thì tôm có biểu hiện hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ. Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân, đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 – 10 ngày tôm chết hàng loạt với tỉ lệ chết cao và nhanh.

Do vi khuẩn Bacteria White Spot Syndrome (BWSS) gây nên thì tôm sẽ có các biểu hiện sau: khi mới nhiễm khuẩn tôm vẫn ăn mồi, lột xác và chưa thấy các đốm trắng trên tôm. Tuy nhiên, quá trình lột xác bị chậm lại, tôm chậm lớn. Khi bệnh nặng, tôm không chết hàng loạt mà sẽ chết rải rác, hầu hết tôm bị đóng rong, mang bị bẩn. Lúc này quan sát tôm mới thấy các đốm trắng mờ đục hình tròn nhỏ trên vỏ khắp cơ thể.

Với nguyên nhân từ môi trường nước thì biểu hiện của tôm mắc bệnh sẽ là đốm trắng xuất hiện ở vỏ đầu ngực hoặc ở vị trí phần vỏ ở sống lưng song tôm vẫn khỏe mạnh, ăn bình thường. Tuy nhiên chu kỳ lột vỏ của tôm sẽ dài hơn, khả năng sinh trưởng chậm hơn so với tôm khỏe mạnh nhờ nguyên liệu vi sinh

Cách phòng bệnh đốm trắng ở tôm sú:

  • Chọn tôm giống khỏe mạnh, chất lượng tốt.
  • Xử lý đáy, ao trước khi thả.
  • Tạt chế phẩm EM thường xuyên trong suốt quá trình nuôi tôm.

Phòng ngừa bệnh đốm trắng ở tôm bằng cách sử dụng chế phẩm EM thứ cấp (hoạt hóa từ EM1) giúp các vi sinh vật có lợi phát triển mạnh, chúng tiêu diệt các vi sinh vật có hại, vi khuẩn có hại, giúp phòng bệnh tốt hơn.

Trong trường hợp vùng nuôi tôm đã phát hiện dịch bệnh tôm đốm trắng, nhưng ao nuôi của nhà mình vẫn chưa có dấu hiệu bệnh thì người nuôi cần thực hiện các bước sau để phòng bệnh:

  • Không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người qua lại các ao tôm, trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, formol 5%).
  • Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao, căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.
  • Hạn chế thay nước ao, kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời như tăng cường quạt khí, xiphông đáy ao, ổn định pH, độ kiềm. Đồng thời tăng cường bổ sung Vitamin C, men vi sinh, khoáng tạt, thuốc bổ gan, vi lượng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.
  • Nếu nước ao có màu trà đậm, kiểm tra thấy lượng Vibrio trong nước tăng vượt ngưỡng thì nên khử trùng nước ao bằng các nguyên liệu thủy sản như TS B52, SDK… Sau đó, phải bón ngay chế phẩm vi sinh để phục hồi lượng vi khuẩn có lợi trong ao. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm để điều chỉnh thức ăn phù hợp.
Tôm bị bệnh đốm trắng
Tôm bị bệnh đốm trắng

Cách điều trị bệnh đốm trắng ở tôm sú:

Nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh đốm trắng, khi thấy các cá thể tôm tấp bờ thì người nuôi nhanh chóng vớt ra khỏi ao và bắt đầu thực hiện các bước sau:

  • Dùng SDK diệt khuẩn 1lít/1000m3 nước, Oxyxanhletomine 1,5kg/1000m3 nước đánh vào ao.
  • Sau 2 giờ đánh TS 1001 liều dùng 2 lít/1000m3nước + Bet-to-gane 2 lít/1000m3 nước kết hợp cho ăn TS 1001 liều cao 5 lần/ngày, liều dùng: 0,5 lít/10kg thức ăn, cho ăn ngày 3 cữ.
  • Để chặn đứng virus đốm trắng không cho bùng phát khắp ao, tăng cường sức khỏe cho tôm bằng Vitamin C.
  • Xử lý môi trường bằng cách dùng TS B52 buổi sáng, buổi chiều dùng Zeo bột để lắng lọc nước hôm sau xử lý đáy bằng men vi sinhHatico.s liều cao để giúp vi sinh vật có lợi phát triển, giúp tôm khỏe nhanh hồi phục.
  • Sự kết hợp trên sẽ tăng cường sức đề kháng cơ thể cho tôm đồng thời làm suy yếu giảm sự phát triển virus.

Lưu ý trường hợp nặng nên sử dụng kháng sinh để điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn, liên hệ Bác Sĩ Nhà Nông để được tư vấn thêm qua Hotline 0909 56 22 58

Bà con cần lưu ý điều này nếu tôm đã bị bệnh: Trong trường hợp tôm thành phẩm bị nhiễm bệnh, lúc này bà con cần nhanh chóng thu hoạch càng sớm càng tốt để giảm tối đa thiệt hại cho bà con nhà nông. Sau đó tiến hành cải tạo ao nuôi bằng các khoáng chất thích hợp để chuẩn bị tốt nhất môi trường cho đợt thả giống mới!

Tôm sú là mặt hàng thủy sản được ưa chuộng trên thị trường, do đó, khi nuôi tôm sú cần nắm rõ về giống, quá trình nuôi và phòng trị các loại bệnh phổ biến, trên đây là chi tiết về các nguyên nhân, triệu chứng bệnh, cách phòng và trị bệnh đốm trắng ở tôm sú, bà con hãy nắm vững kiến thức để kịp thời ứng phó với dịch bệnh nhằm hạn chế thiệt hại.

Tham khảo thêm các bệnh khác trên tôm mà bạn có thể cần biết:

Nguyên nhân - cách phòng và điều trị bệnh phồng đuôi trên tôm

Nguyên nhân - cách điều trị và phòng bệnh phân trắng ở tôm sú
Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất