Các triệu chứng – cách phòng và điều trị bệnh nấm thủy mi trên cá lồng bè
Nếu bạn là những người đang nuôi cá lồng bè thì không thể bỏ qua bệnh nấm thủy mi trên cá lồng bè. Căn bệnh này rất phổ biển và có nguy cơ lây lan nhanh gây thiệt hại lớn tới kinh tế của bạn. Nếu bạn muốn biết cụ thể về bệnh này thì hãy theo dõi nội dung dười đây để cùng Bác Sĩ Nhà Nông biết thêm thông tin chi tiết.
Các triệu chứng – cách phòng và điều trị bệnh nấm thủy mi trên cá lồng bè
Các triệu chứng của bệnh nấm thủy mi trên cá lồng bè
Có khá nhiều người nuôi cá lồng bè lâu năm nhưng vẫn chưa biết đến dấu hiệu của bệnh nấm thủy mi trên cá lồng bè. Sau đây là những triệu chứng cụ thể của bệnh:
+ Ở giai đoạn đầu khi cá mới bị bệnh thường rất khó nhận biết nhưng khi bạn nhận biết được bệnh đó thì tình trạng này đã rất nặng.
+ Xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày nấm hình thành các sợi mảnh và phát triển lên thành từng búi trắng như bông trên da cá. Có 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước.
+ Cá bơi không có định hướng rõ ràng, hay cọ sát vào bờ do ngứa ngáy gây tróc vảy và trầy da. Từ đó tạo cơ hội xâm nhập cho các vi khuẩn, ký sinh trong môi trường nước xâm nhập và phát triển. Từ đó sức đề kháng của cá giảm đivà dễ mắc bệnh hơn.
Đây chính là những dấu hiệu của bệnh nấm thủy mi trên cá lồng bè mà bạn nên nắm vững. Từ đó sẽ tìm ra phương án phòng tránh và điều trị bệnh cho cá của gia đình mình.
Biện pháp phòng bệnh nấm thủy mi trên cá lồng bè
Nguyên nhân gấy ra bệnh nấm thủy mi trên cá lồng bè là do một số loại nấm như: Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia…Đây là những loại nấm dạng sợi, bậc thấp, có cấu tạo đa bào và có vách ngăn gây ra bệnh trên cá.
Loại nấm này sinh sản rất nhanh vì nó sinh sôi nảy nở ở nhiều dạng: Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín,sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Ngoài ra chúng còn di chuyển rất nhanh nên khả năng lây lan rất cao. Chính vì thế mà bạn cần phải có biện pháp phòng chống ngay từ đầu. Sau đây là một vài biện pháp phòng chống bệnh:
+ Dọn sạch ao sau các vụ nuôi như: vét bùn, tạt vôi với 7 – 10kg/100m2.
+ Áp dụng các phương pháp nuôi phù hợp, không nuôi cá quá dày nếu môi trường nước ở đó không tốt.
+ Trước khi thả cá giống cần tắm qua nước muối với liều lượng 2 – 4g muối/lít nước.
+ Thức ăn của cá phải đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra còn phải tuân thủ 4 định bao gồm: Định lượng, định chất, định thời gian, định địa điểm.
+ Thường xuyên rắc vôi xuống ao theo định kỳ 2 lần /tháng, trước khi trời mưa từ 1.5 – 2kg/100m3 nước ao.
+ Nên treo túi vôi ngay chỗ cho cá ăn với liều lượng 2 – 4 kg/túi.
+ Bổ sung thêm vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn cho cá với liều lượng từ 200 – 300g/100kg thức ăn.
+ Sử dụng các loại chế phẩm sinh học như: Biobacter, Biopower tạt 1kg cho 8.000 – 10.000m3 nước ao nuôi sẽ xử lý nước đục, nước nhờn, váng nhớt, làm sạch nước, ổn định pH, khử mùi hôi thối, phân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ. Chú ý cứ 15 ngày lại tạt một lần.
+ Để ý kỹ màu nước ao nuôi và khả năng phản xạ của cá. Bạn nên thay nước trong ao thường xuyên cho cá.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng - Cách phòng và điều trị bênh hoại tử da trên cá da trơn
Cách trị bệnh nấm thủy mi trên cá lồng bè an toàn nhất
Nếu cá nuôi trong lồng bè của bạn mắc phải bệnh nấm thủy mi trên cá lồng bè thì bạn cần phải có biện pháp xử lý như sau. Bạn nên sử dụng một số loại hóa chất giúp làm sạch môi trường ao nuôi của mình:
+ 2 lần trong 1 tuần dùng Methylen với liều lượng 2-3lít cho 1.000m3 nước ao nuôi .
+ BioIodine với liều lượng 1 lít cho5.000m3 nước ao nuôi hoặc xử lý bằng Vicato 1kg cho 3000m3 nước ao.
+ Dùng 500 – 700g đồng sunphat (phèn xanh) cho 1.000m3 tạt đều khắp mặt ao nuôi.
Nếu bạn không muốn sử dụng hóa chất nhiều có thể thay thế bằng cây nghể răm hoặc lá xoan đào buộc thành bó ngâm xuống lồng bè để trị bệnh cho cá. Đây là một trong những cách dân gian giúp điều trị bệnh cho cá được khá nhiều người áp dụng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh nấm thủy mi trên cá lồng bè. Nếu cá của gia đình bạn đang gặp phải bệnh này thì hãy nhanh chóng áp dụng phương pháp điều trị trên để tránh gây thiệt hại nặng nề về hiệu quả kinh tế.
Liên hệ Bác Sĩ Nhà Nông nếu nhà nông còn bất kì khó khăn nào khác để được tư vấn miễn phí nhé!