Nguyên nhân – các phòng chống và điều trị hiện tượng đóng rong trên tôm

Tôm sú ngày nay được người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long nuôi rất nhiều, việc nuôi tôm sú thành công đem lại doanh thu rất cao cho người dân, song cũng khó tránh khỏi các bệnh liên quan, vì tôm là mặt hàng thủy sản, nuôi dưới nước, ở dưới nước có vô vàn vi sinh vật khác sinh sống, do đó, môi trường nước rất dễ gây bệnh cho vật nuôi là tôm hay cá. Đặc biệt thể trạng của tôm thường yếu hơn những vật nuôi khác, do đó, tôm rất dễ mắc bệnh. Trong số đó bệnh đóng rong, dịch nhầy trên tôm sú là phổ biến. Gây ra không ít rắc rối cho người nuôi, bởi nhìn đơn giản nhưng bệnh đóng rong ở tôm cũng dẫ gây nên nhiều bệnh khác, làm thiệt hại cho người nuôi rất lớn nếu không phòng ngừa và điều trị bệnh. Hôm nay, chúng tôi sẽ cho bà con biết tổng quan về hiện tượng đóng rong trên tôm sú để bà con nắm lòng kiến thức, biết cách chữa trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Tôm bị đóng rong

Nguyên nhân – các phòng chống và điều trị hiện tượng đóng rong trên tôm sú

Nguyên nhân gây nên hiện tượng đóng rong ở tôm sú:

Tác nhân chính gây bên bệnh đóng rong trên tôm là trùng loa kèn. Lúc này trùng loa kèn bám trên vỏ, trên mang và các phụ bộ của tôm, phá hoại tổ chức tế bào mang, làm cho tơ mang bị rách, làm tổn thương phụ bộ, gây cản trở hô hấp và sinh trưởng, làm tôm suy yếu, lúc này, kết hợp với điều kiện ao nuôi xấu đi như ô nhiễm, chất dinh dưỡng trong thức ăn và quá trình nuôi tôm sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các sinh vật gây bẩn bề mặt. Các loài sinh vật có thể gây bệnh đóng rong ở tôm bao gồm động vật nguyên sinh Zoothamnium spp, Vorticella spp, Suctoria spp; các động vật chân tơ (barnacles); tảo Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola, Enteromorpha sp, Amphora sp, Nitszchia sp; nấm Fusarium sp; vi khuẩn dạng sợi Leucothrix spp và các loại khác.

Bệnh đóng rong xảy ra do sự phát triển của các sinh vật bám và sự tích tụ các vật chất vô cơ trên bề mặt cơ thể tôm. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những tôm có sức khỏe kém. Tôm yếu không thể tự làm sạch cơ thể hay cũng không lột xác bình thường như những tôm khác vì thế trên vỏ tôm thường bị các chất dơ bẩn bám vào.

Bệnh dễ xảy ra ở những ao nuôi có mức nước thấp, rong và tảo phát triển nhiều, những ao có đáy dơ hoặc nguồn nước xấu, nhiều chất hữu cơ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đóng rong ở tôm sú:

  • Vỏ tôm có bị trơn nhớt hoặc có rong, tảo bám vào vỏ. Nếu kiểm tra trong phòng thí nghiệm bằng Kính hiển vi sẽ thấy Zoothamnium sp bám trên vỏ và chân tôm.
  • Toàn thân sẽ bị dơ tập trung vào phần đầu ngực hay phụ bộ, mang tôm cũng sẽ bị tổn thương hay biến đổi máu sắc. Tôm sẽ bị yếu dần, giảm ăn và từ từ sẽ chết vì nhiễm khuẩn nếu không được điều trị kịp thời.
  • Nếu có thể kiểm tra ký sinh trùng bằng cách soi tươi dưới kính hiển vi kết quả phát hiện thấy Vorticella sp.và Epistylis sp. và nhiều nấm. Xét nghiệm PCR trên tôm bị đóng rong có đến 80% tôm bị nhiễm mầm bệnh đốm trắng với cường độ nặng.

Phòng và điều trị bệnh cho tôm bị bệnh đóng rong:

Phòng bệnh:

  • Thường xuyên kiểm tra tôm trong sàn ăn (vó) để phát hiện kịp thời tôm bị bệnh và tiến hành điều trị.
  • Cho ăn thức ăn hữu cơ vừa phải nhằm giảm lượng vi khuẩn, nấm, tảo,… trộn thêm Vitamin C, siêu tăng trọng cho tôm Growth vào thức ăn cho tôm trong suốt vụ nuôi để tăng đề kháng và chống stress cho tôm, giúp tôm lột xác đồng loạt.
  • Bên cạnh đó kết hợp sử dụng các loại men vi sinh xử lý nước, men vi sinh xử lý tảo để ổn định tảo, ổn định nguồn nước giúp ngăn ngừa bệnh đóng rong, đóng nhớt cho tôm.

Điều trị bệnh đóng rong trên tôm:

  • Giảm lượng chất hữu cơ trong ao nuôi bằng cách thay nước ao và giảm số lượng thức ăn 5 – 10% trong một thời gian.
  • Kết hợp trộn Vitamin C40 vào thức ăn cho tôm ăn trong thời gian bệnh để tăng cường sức đề kháng, chống stress cho tôm từ đó giảm thất thoát do tôm nhiễm bệnh.
  • Ngoài ra nên sử dụng kèm với thuốc đặc trị đóng rong ở tôm của những nhãn hàng uy tín.

Tôm bị bệnh này rất yếu, sẽ bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc. Các hoạt động của tôm gặp khó khăn hơn. Nếu tình trạng bệnh nặng sẽ phá hủy vỏ tôm và xâm nhập vào cơ thịt tôm. Ngoài ra bệnh còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập gây nên nhiều bệnh khác ở tôm, dẫn đến tình trạng chết hàng loạt, thất thu sẽ cao hơn. Do đó bà con cần kiểm tra kỹ lưỡng ao nuôi cũng như vật nuôi của mình để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị bệnh đóng rong trên tôm nhanh chóng. Kính chúc bà con thành công!

Nếu còn bất kì khó khăn nào hãy liên hệ ngay đội ngũ của Bác Sĩ Nhà Nông để được trợ giúp tốt nhất!

> Tham khảo thêm các bệnh khác trên tôm mà bạn có thể cần biết:

Dấu hiệu của bệnh đốm trắng ở tôm sú và cách phòng tránh - điều trị

Nguyên nhân - cách điều trị và phòng bệnh phân trắng ở tôm sú
Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất