Nguyên nhân – triệu chứng và cách điều trị bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là bệnh được phát triển dựa vào mật độ tôm trong ao quá dày đặc và độ mặn ao nuôi thấp. Khi mắc bệnh, tôm sẽ rất chậm lớn, ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng của tôm, do đó việc thất thu khi thu hoạch là điều đương nhiên. Hôm nay kỹ thuật nhà nông sẽ chia sẻ cho bà con biết vài điều về bệnh đục cơ ở tôm sú để người nuôi nắm lòng trong tay, giúp áp dụng hiệu quả khi dịch bệnh phát triển.

Bệnh đục cơ ở tôm

Nguyên nhân – triệu chứng và cách điều trị bệnh đục cơ ở tôm sú

Nguyên nhân về bệnh đục cơ ở tôm sú:

Chúng ta có 4 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đục cơ ở tôm như sau:

Đục cơ kết hợp với công thân do nhiệt độ: Khi sử dụng nhá, vó để kiểm tra tôm và thức ăn, khi nhắc vó lên, tôm búng mạnh, gặp nhiệt độ cao làm tôm chị cong thân và trắng ở phần đuôi, khi thả xuống lại ao, tôm không thể tự giãn người ra lại, gây bệnh. Hoặc khi tắt tất cả quạt khí rồi sau đó bật quạt chạy trở lại làm tôm bị giật mình, lúc này nhiều con sẽ nhảy lên mặt nước và tiếp xúc với nhiệt độ, làm cong thân, trắng đục.

Đục cơ do quá trình vận chuyển hoặc sang ao: Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích chuyển sang ao mới, một số tôm sẽ bị sốc, lúc này một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường, như màu cam hoặc đỏ hồng, gây nên bệnh đục cơ.

Đục cơ do hàm lượng Oxy thấp: Việc không lắp đủ các dàn quạt khí tương ứng trọng lượng tôm trong ao, khiến lượng Oxy trong ao nuôi thiếu hụt, làm tôm dễ mắc bệnh.

Đục cơ do bệnh: với ao nuôi có độ mặn tương đối cao (25 – 35‰), khi ao bị ô nhiễm sẽ tạo nên vi bào tử trùng (Microsporidian) gây nên bệnh đục cơ. Ngoài ra, tôm nhiễm virus IMNV (Infectiuos Myonecrosis Virus) cơ thể cũng chuyển sang trắng đục

Triệu chứng bệnh đục cơ ở tôm sú:

Phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể, có khi xuất hiện đốm đen rồi ăn vào thân trông như đục cơ. Nếu không phát hiện điều trị kịp thời, tôm sẽ trở nên nặng hơn và lây lan bầy đàn và gây hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ từ thấp dần lên cao.

Cách phòng và trị bệnh đục cơ ở tôm sú:

  • Trước khi thả tôm người nuôi cần cải tạo ao thật kỹ lượng, chọn tôm giống chất lượng không mang mầm bệnh.
  • Duy trì mực nước ao ở mức 1.2 – 1.5m và tránh bắt tôm khỏi ao vào những ngày nắng nóng hoặc giá rét để tôm không bị sốc nhiệt.
  • Khi cho tôm ăn người nuôi nên trộn thêm các Vitamin và khoáng chất để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp tôm khỏe mạnh đề kháng tốt. Có thể sử dụng MUTI VITAMIN-C và BEST MINERAL của Delta để trộn vào khẩu phần ăn của tôm trong suốt quá trình nuôi. Đặc biệt BEST MINERAL sẽ bổ sung hiệu quả khoáng chất cần thiết giúp tôm ngừa cong thân đục cơ hiệu quả, người nuôi có thể tạt trực tiếp sản phẩm này xuống ao nuôi: 1 lít/ 1000-2000 m3 nước.
  • Kiểm soát màu nước và gây màu nước trong ao khi cần thiết giúp tăng chất dinh dưỡng, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi.

Trên đây là vài điều cần biết về bệnh đục cơ không chỉ riêng tôm sú và các loại tôm nuôi hiện nay. Với những kinh nghiệm về cách phòng và trị bệnh trên sẽ giúp bà con phòng ngừa được bệnh đục cơ hiệu quả!

Tham khảo thêm các bệnh khác trên tôm mà bạn có thể cần biết:

Nguyên nhân - dấu hiệu - cách phòng và trị bệnh đen mang ở tôm

 Nguyên nhân - triệu chứng - cách phòng và trị bệnh mềm vỏ ở tôm
Cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất