Kháng Sinh AMOXYCILIN TRIHYDRATE – Trung Quốc
Điều trị tiêu chảy phân trắng, phân vàng, tụ huyết trùng, phó thương hàn. Trị xuất huyết, tụ huyết trùng, tuột nhớt ở cá.
Mô tả
AMOXYCILIN TRIHYDRATE
Kháng sinh Amoxycilin Trihydrate được bà con nuôi trồng thủy sản thường dùng đến. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ về thành phần thuốc, công dụng và liều lượng sử dụng của loại kháng sinh chuyên trị các bệnh nhiễm khuẩn trên thủy sản này nhé!
Kiến thức về kháng sinh thủy sản Amoxycilin Trihydrate
Dùng kháng sinh Amoxicillin Trihydrate nhiều bà con vẫn chưa rõ về thành phần thuốc cũng như sử dụng như thế nào cho đúng cách. Bác sĩ Nhà Nông sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách đầy đủ về loại kháng sinh thủy sản Amoxycilin Trihydrate này.
Thuốc Kháng sinh Amoxycilin Trihydrate
Trước tiên là về cơ chế hoạt động của kháng sinh Amoxycilin Trihydrate:
- Đây là một kháng sinh thuộc họ b – lactam, nhóm penicillin loại A có hoạt phổ kháng khuẩn rộng trên nhiều vi khuẩn Gram (-) và Gram (+).
- Hữu hiệu trên các khuẩn đang tăng trưởng và phân bào dựa trên nguyên lý ức chế sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
- Amoxicilin trị tôm rất dễ bị phá hủy bởi beta – lactamase, do đó không có tác dụng đối với những chủng vi khuẩn sản sinh ra các enzym này.
Đặc điểm để bà con nhận diện loại kháng sinh này là dạng bột mịn, được xuất xứ từ Trung Quốc và đóng thùng (mỗi thùng 25 kg).
Khi nào thì nên dùng Amoxycilin Trihydrate cho thủy sản
Theo khuyến cáo của các chuyên gia nuôi trồng thủy sản, bà con không nên quá lạm dụng thuốc kháng sinh và áp dụng điều trị đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng giờ giấc. Thuốc kháng sinh Amoxicillin Trihydrate phù hợp trong những trường hợp sau đây:
Khảo sát môi trường nuôi trồng cẩn thận trước khi dùng kháng sinh
– Vật nuôi mắc các bệnh nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn.
– Vật nuôi bị viêm gan truyền nhiễm, viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, viêm dạ dày, nhiễm trùng máu, viêm khớp.
– Vật nuôi bị tiêu chảy Ecoli, xuất huyết, tụ huyết trùng, tuột nhớt,…
Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh cho tôm Amoxicillin Trihydrate bà con nên cân nhắc kỹ càng để không ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái ao, hồ. Ngoài ra, không nên để lượng kháng sinh dư thừa trong sản phẩm thủy sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Hướng dẫn cách sử dụng Amoxycilin Trihydrate
Sử dụng thuốc kháng sinh Amoxycilin Trihydrate bà con nên lưu ý liều lượng sử dụng như sau:
- Liều lượng dùng để phòng bệnh: 200 g/tấn thức ăn.
- Liều lượng dùng để trị bệnh: 400 g/tấn thức ăn.
Cách dùng thuốc kháng sinh Amoxycilin Trihydrate:
- Hòa tan thuốc kháng sinh vào cùng thức ăn theo liều lượng.
- Hòa thuốc bằng nước sạch trước khi trộn vào thức ăn, để thuốc ngấm vào thức ăn khoảng ½ giờ rồi mới đem cho vật nuôi ăn
- Tính toán lượng thuốc và lượng thức ăn hợp lý để chắc chắn đàn vật nuôi đều ăn được thuốc.
- Nên tăng cường Vitamin C sau khi điều trị bệnh nhằm tăng sức đề kháng cho tôm, cá.
Hạn dùng thuốc kháng sinh thủy sản Amoxycilin Trihydrate:
– 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc hết hạn dùng
Lưu ý:
– Bà con nên ngưng sử dụng thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch.
– Để thuốc kháng sinh cách xa tầm tay trẻ em.
– Bảo quản thuốc kháng sinh nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp
Theo lời khuyên của các chuyên gia, tốt nhất bà con nên sử dụng thuốc kháng sinh vào thời điểm tôm, cá ít bị sốc nhất trong ngày. Thường thì vào buổi sáng, nhiệt độ thấp rất thích hợp việc dùng thuốc kháng sinh cho vật nuôi. Trong quá trình điều trị bà con phải luôn quan sát để xử lý kịp thời các vấn đề xảy ra. Nếu thấy tôm, cá bơi lội bất thường, nổi đầu, lờ đờ, lật ngửa bụng …bà con nên xử lý nhanh để tránh làm tổn hại đến sản lượng thu hoạch.
Bác sĩ Nhà Nông cung cấp đầy đủ các loại kháng sinh thủy sản hàng chính hãng 100%. Bà con nên liên hệ ngay qua số hotline của Bác sĩ Nhà Nông để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn ngay nhé!
Hy vọng bài viết giới thiệu về loại kháng sinh thủy sản Amoxycilin Trihydrate này hữu ích cho bà con. Mọi vấn đề thắc mắc về việc sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản bà con có thể liên hệ ngay đến Bác sĩ Nhà Nông. Hân hạnh được phục vụ quý bà con.