Nguyên nhân – dấu hiệu – cách phòng và trị bệnh đen mang ở tôm
Nguồn nước luôn sạch, đảm bảo cho tôm khỏe mạnh là điều tiên quyết trong ngành nuôi tôm, vì với nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dễ sinh ra các vi khuẩn, tảo, chất nhầy dơ bám vào tôm, làm tôm phát triển nhiều bệnh nguy hiểm khác, dẫn đến tình trạng chết hàng loạt, thất thu rất nhiều trong nuôi tròng thủy sản lúc này là điều đương nhiên. Và bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm sú nói riêng và tôm nuôi nói chung trong các ao nuôi có môi trường nước không tốt dẫn đến ô nhiễm và tôm được thả ở mật độ nuôi dày. Bệnh đen mang sẽ gây nên nhiều bệnh nặng khác nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Chúng tôi sẽ thông tin đến bà con những điều cần biết cũng như phương pháp phòng điều trị bệnh đen mang ở tôm sú sau đây:
Nguyên nhân – dấu hiệu – cách phòng và trị bệnh đen mang ở tôm
Nguyên nhân gây ra bệnh đen mang ở tôm
Bệnh đen mang trên tôm là hiện tượng mang tôm có màu tối, không được trong như bình thường. Bệnh khiến sự phát triển của tôm không được bình thường, khiến giảm năng suất trên ao nuôi, từ đó giảm lợi nhuận cuả người nông dân.
Bệnh đen mang trên tôm được xác định do một số yếu tố gây ra:
- Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra Bệnh đen mang trên tôm là do mật độ nuôi thả tôm cao, dẫn đến xuất hiện tình trạng hàm lượng thức ăn dư thừa, chất thải hữu cơ của tôm, xác tảo. Điều này khiến đáy ao bị dơ do các chất này tích tụ dưới đáy, chất lượng nước suy giảm khiến mang tôm bị mảng bám và trở nên đen hơn.
- Nguyên nhân thứ hai cần chú ý: Đó là nồng độ các chất hóa học có hại cho tôm như NH3, NO2 tăng cao, khiến mang tôm rám đen do tác dụng hóa học. Lâu ngày khiến mang tôm bị tổn thương, nếu nồng độ các chất này quá cao sẽ khiến tăng tỷ lệ tôm chết sớm hơn bình thường.
- Tôm nuôi trong môi trường thiếu tảo, thiếu Vitamin C cũng có hiện tượng bị đen mang và các đốm đen trên khắp cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đen mang ở tôm sú:
- Mang và vùng mô nối mang với thân tôm có màu nâu hoặc đen. Khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen.
- Tôm nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ.
- Tôm giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác.
- Mang tôm bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh phá hủy khi bệnh nặng.
Cách trị bệnh đen mang trên tôm hiệu quả
- Nếu ao nuôi đã xuất hiện Bệnh đen mang trên tôm, điều đầu tiên cần làm là giảm ngay lượng thức ăn cho tôm, nếu có thể nên tiến hành thay nước cho ao tôm. Lưu ý không nên bơm nước tự nhiên trực tiếp vào ao nuôi mà nên có ao lắng trước khi sử dụng.
- Tiếp theo bà con có thể sử dụng các sản phẩm làm sạch mang tôm, hòa với nước sạch, tạt đều ao vào lúc 8-10 giờ sáng ( nên sử dụng vào lúc trời nắng); mở quạt nước mạnh giúp sạch mang tôm nhanh chóng.
- Sau khi tiến hành điều trị cho tôm, bà con nên sử dụng Men vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy các chất hữu cơ dư thừa tích tụ đáy ao và làm sạch nước ao nuôi, ngăn bệnh tái phát cho tôm.
- Nếu phát hiện có khí độc NH3, NO2 thì có thể sử dụng Men xử lý nước cao cấp để hấp thụ khí độc, làm sạch môi trường nước.
Phòng bệnh đen mang trên tôm như thế nào?
- Bệnh đen mang trên tôm là chứng bệnh có thể xuất hiện từ ao nuôi tôm 2 tháng tuổi và ảnh hưởng đến chất lượng tôm, cho nên để phòng tránh bệnh bà con nên chú ý:
- Kiểm soát tốt lượng thức ăn cho tôm, nên theo dõi số lượng thức ăn thừa hàng ngày để có điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh cho ăn thông thường, bà con nên sử dụng Men tiêu hóa cho tôm nhằm kích thích tôm ăn và tiêu hóa tốt thức ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Thường xuyên theo dõi mật độ tảo, màu nước trong ao nuôi tôm để kịp thời xử lý. Đảm bảo màu nước, độ pH trong ao ở mức ổn định.
- Nên chọn con giống chất lượng cao, kết hợp áp dụng nuôi tôm theo công nghệ sinh học để đảm bảo tôm khỏe mang lại vụ mùa thắng lợi.
Trên đây là đẩy đủ thông tin về bệnh đen mang ở tôm sú, cách phòng trị bệnh cũng như dấu hiệu của bệnh, giúp người dân dễ nhận biết và kịp thời chữa trị, hạn chế tối đa thất thu từ bệnh dịch, đảm bảo cho tôm khỏe manh và phát triển bình thường. Chúc bà con thành công!
Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật giúp nhà nông làm chủ tốt hơn về quá trình phòng và điều trị bệnh đen mang trên tôm cho nhà nông hãy liên hệ ngay với Bác Sĩ Nhà Nông qua Hotline 0909 56 22 58 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!
Bacsinhanong chúc bà con phòng và trị bệnh mềm vỏ ở tôm nuôi thành công và có vụ nuôi thắng lợi!
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh mềm vỏ ở tôm là gì, nguyên nhân và cách trị
Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tôm Chết Sớm, Chết Hàng Loạt - EMS